Thị trường xuất kh%u

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco (Trang 39 - 44)

Cũng giống như các khoản thu từ thị trường nội địa, doanh thu từ thị trường xuất khNu cũng tăng dần qua các năm, điểm nổi bậc là năm 2008 Công ty Gentraco đã ký kết được các hợp đồng xuất khNu gạo với 47 quốc gia trên thế giới mang về 1.414.306 triệu đồng cho Công ty. Qua bảng 3.4 cho thấy doanh thu của Công ty đối với thị trường xuất khNu rất khả quan, năm 2006 doanh thu từ lĩnh vực xuất khNu đạt 1.191.474 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,42% và năm 2007 đạt 1.258.419 triệu

63,70% trong tổng doanh thu, Đến năm 2008, khoản thu này đã được nâng lên mức 1.414.306 triệu đồng tăng 155.887 triệu đồng ( tức tăng 12,39%) so với năm 2007 và tăng 18,70% so với năm 2006. Mặc dù giá trị doanh thu của thị trường xuất khNu tăng đều qua các năm nhưng chúng ta có thể thấy rằng: tỷ trọng của nó lại giảm so với doanh thu từ thị trường nội địa, chỉ chiếm 40,11% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do năm 2006, 2007 nền nông nghiệp Việt Nam bị dịch rầy nâu, sâu hại và dịch bệnh đe dọa nghiệm trọng khiến cho sản lượng lúa thu hạch bị giảm một lượng lớn, có nguy cơ xấu đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia trong khi cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nên chính phủ đã chỉ đạo hạn chế xuất khNu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tuy tỷ trọng của khoản mục doanh thu thị trường xuất khNu giảm mạnh chỉ còn 38,34% nhưng chúng ta thấy giá trị doanh thu của thị trường này không bị giảm, nguyên nhân là do các cường quốc xuất khNu gạo của thế giới như: Thái Lan, Ấn Độ đã phải giảm sản lượng xuất khNu do tồn kho lương thực ở các nước này giảm. Đặc biệt là Trung Quốc, một nước đã từng xuất khNu gạo nay phải nhập khNu thêm lương thực. Bên cạnh đó, các thị trường truyền thống của Công ty như: Bangladesh, Philipines,.. có nhu cầu nhập khNu gạo tăng cao hơn trước nên khiến cho giá gạo xuất khNu của Công ty tăng cao. Điều này đã lý giải được vì sao sản lượng gạo xuất khNu của Công ty bị giảm nhưng doanh thu không giảm mà còn tăng hơn so với năm 2007.

3.2.2. Phân tích chi phí của Công ty Cổ phần Gentraco

3.2.2.1. Chi phí giá vốn hàng bán

Do Công ty Gentraco kinh doanh nhiều mặt hàng nên chi phí giá vốn hàng bán của Công ty bao gồm chi phí giá vốn của tất cả các sản phNm mà Công ty kinh doanh. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm cho thấy chi phí giá vốn của Công ty không ngừng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty qua các năm, cụ thể: chi phí giá vốn của Công ty năm 2007 là 1.852.087 triệu đồng tăng 90.989 triệu đồng (tức tăng 5,17%) so với năm 2006 và chiềm tỷ trọng 93,55% trong tổng chi phí của Công ty. Sang năm 2008, khoản chi phí này tiếp tục tăng cao và ở mức là 3.186.052 triệu đồng tăng 1.333.965

tăng 80,91%) so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 90,83% tổng chi phí. Chi phí giá vốn hàng bán tăng qua các năm là do tác động của nhiều nguyên nhân như: khối lượng sản phNm mà Công ty cung ứng ra thị trường, giá cả nguyên liệu đầu vào, những biến động từ thị trường,.. Trong đó, khối lượng sản phNm tiêu thụ của Công ty nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng mà Công ty đã ký kết với khách hàng.

Như chúng ta đã biết, Công ty Gentraco kinh doanh rất nhiều mặt hàng trong đó gạo luôn là mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, chi phí giá vốn hàng bán của công ty tăng cao chủ yếu là do chi phí giá vốn của mặt hàng gạo tăng qua các năm và nguyên nhân khiến cho chi phí vốn của gạo tăng là do thị trường lương thực trong nước và thế giới biến động theo hướng cung không đủ cầu làm cho giá cả lúa, gạo nguyên liệu không ngừng tăng cao. Nếu như giá cả của lúa nguyên liệu năm 2006 dao động ở mức 2.270 – 2.320đồng/kg thì sang năm 2007 mức giá này đã lên đến 3.500 – 3.600đồng/kg tăng trung bình 51,18% so với năm 2006 và đáng chú ý nhất là giá lúa nguyên liệu năm 2008 có khi lên đến 5.000 đồng/kg tăng 42,86% so với năm 2007. Sự gia tăng nhanh chóng của giá cả lúa, gạo nguyên liệu đã góp phần đNy chi phí giá vốn của Công ty lên cao qua các năm.

Ngoài sự tác động của giá cả nguyên liệu đầu vào, chi phí giá vốn 2008 tăng so với năm 2007 còn do Công ty đã kinh doanh thêm một số mặt hàng như: gỗ với chi phí vốn là 3.637 triệu đồng, hàng tiêu dùng với chi phí vốn là 114.857 triệu đồng, hàng thực phNm với chi phí vốn là 63.944 triệu đồng

Bên cạnh đó, chi phí vốn của Công ty tăng còn do chi phí giá vốn của bã đậu nành, xăng dầu, điện thoại di động tăng, cụ thể: chi phí giá vốn của bã đậu nành năm 2008 là 314.317 triệu đồng tăng 101.192 triệu đồng so với năm 2007, chi phí giá vốn của mặt hàng xăng dầu năm 2008 là 21.829 triệu đồng tăng 8.490 triệu đồng so với năm 2007; chi phí giá vốn của điện thoại di động năm 2008 là 430.448 triệu đồng tăng 141.883 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân khiến cho chi phí giá vốn hàng bán của các sản phNm này tăng là do ngoài sự tác động của giá cả đầu vào còn do số lượng tiêu thụ của các mặt hàng này trong năm 2008 đều tăng mạnh,…

Tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần đNy giá vốn hàng bán của Công ty năm 2008 tăng lên mức 3.186.052 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng chi phí giá vốn tăng không phải là không tốt vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới nên giá nguyên liệu đầu vào tăng là tất yếu, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng bên cạnh sự gia tăng của giá vốn thì giá bán một số sản phNm của Công ty cũng tăng cao nên kết quả mang về của lợi nhuận gộp qua các năm cũng rất khả quan.

3.2.2.2. Chi phí bán hàng

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy chi phí bán hàng của năm 2007 so với năm 2006 biến động không nhiều, cụ thể: chi phí bán hàng năm 2006 là 64.176 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,42% trong tổng chi phí, sang năm 2007 khoản chi phí là 64.192 triệu đồng chỉ tăng 16 triệu đồng (tức chỉ tăng 0,02%) so với năm 2006.

Bảng 3.5: CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2006 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2007/2006 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

Chi phí cho nhân

viên 3.980 2.912 2.892 1.068 36,67 20 0,69

Chi phí nguyên liệu,

vật liệu 375 53 45 322 607,55 8 17,78

Chi phí dụng cụ, đồ

dùng văn phòng 231 - 54 231 - -54 -

Chi phí khấu hao tài

sản cố định 37 200 180 -163 -81,50 20 11,11 Chi phí dịch vụ mua ngoài 80.097 59.695 59.583 20.401 34,18 112 0,19 Chi phí khác 1.414 1.332 1.422 82 6,16 -90 -6,33 Cộng 86.133 64.192 64.176 21.941 34,18 16 0,02 (Ngun: Phòng kế toán)

Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do năm 2007 Công ty có kinh doanh thêm mặt hàng mới là gỗ nên đã phát sinh thêm khoản chi phí bán hàng đối với loại sản phNm này. Qua sự biến động rất ít của chi phí bán hàng năm 2007 cho thấy Công ty Gentraco đã sử dụng khoản mục chi phí này rất tốt và hợp lý. Sang năm 2008, khoản mục chi phí này lại có nhiều biến động, cụ thể là chi phí bán hàng năm 2008 vượt năm 2007 và ở mức 86.133 triệu đồng tăng 21.941 triệu đồng (tức tăng 34,18%) so với năm 2007. Sự gia tăng này khó có thể kết luận là xấu đối với Công ty bởi chi phí bán hàng của Công ty tăng do một số nguyên nhân hợp lý sau: thị trường kinh doanh của Công ty được mở rộng, khối lượng sản phNm, hàng hóa dịch vụ của Công ty được tiêu thụ nhiều hơn các năm trước điều này được thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2008 đã tăng gấp 1,78 lần so với năm 2007.

Ngoài ra, sang năm 2008 bên cạnh những mặt hàng truyền thống như: gạo , xăng dầu, điện thoại, thủy sản, nguyên liệu thức ăn,..Công ty còn kinh doanh thêm hàng tiêu dùng, hàng thực phNm và thường việc khinh doanh những loại sản phNm này đòi hỏi phải tốn thêm một lượng chi phí bán hàng khá lớn.

Chi tiết hơn về nguyên nhân của sự gia tăng chi phí bán hàng là do sự gia tăng của các khoản mục chi phí như:

- Chi phí nhân viên năm 2008 là 3.980 triệu đồng tăng 1.068 triệu đồng (tức tăng 36,66%) so với năm 2007. Chi phí nhân viên tăng là do năm 2008 Công ty hoạt động nhiều ở thị trường nội địa, cụ thể doanh thu thị trường nội địa năm 2008 là 2.111.447 triệu đồng tăng cao so với năm 2007 nên Công ty có chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích tin thần làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, mức lương cơ bản của nhân viên cũng được nâng cao từ 1,8 triệu đồng lên 2 triệu đồng nên đã đNy khoản mục chi phí nhân viên lên cao

- Chi phí bán hàng tăng còn do chi phí nguyên liệu vật liệu tăng, cụ thể: chi phí vật liệu năm 2007 là 53 triệu đồng tăng lên 375 triệu đồng năm 2008 tăng 606,81% tức tăng 322 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí bao bì tăng cao bởi trong năm 2008 khối lượng sản phNm tiêu thụ lớn nên phải tốn thêm nhiều chi phí bao bì cho

- Kế tiếp là sự gia tăng của khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài, cụ thể là năm 2007 chi phí này là 59.695 triệu đồng sang năm 2008 đã tăng lên 80.097 triệu đồng tức tăng 20.402 triệu đồng về giá trị hay tăng 34,18% về tỷ lệ. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả xăng dầu năm 2008 tăng cao có lúc lên đến 17.000 - 18.000 đồng/lít nên đã đNy giá cước vận chuyển, giá cước xây gia công lúa của Công ty lên cao trong khi đó khối lượng sản phNm hàng hóa của Công ty lại được tiêu thụ nhiều hơn các năm trước nên đã làm cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 34,18% so với năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh đó, trong năm 2008 Công ty còn phát sinh thêm khoản chi phí mới đó là chi phí đồ dùng và dụng cụ văn phòng với giá trị là 231 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngoài các khoản mục chi phí là nguyên nhân làm tăng chi phí bán hàng của Công ty thì trong năm 2008, khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng lại góp phần làm giảm chi phí bán hàng của Công ty, cụ thể: chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2008 là 37 triệu đồng trong khi khoản mục chi phí này năm 2007 là 200 triệu đồng giảm 163 triệu đồng (tức giảm 81,49%). Nguyên nhân chính là do đến năm 2008 Công ty đã khấu hao hết một lượng lớn tài

sản cố định của mình nên đã hạ chi phí khấu hao xuống còn 37 triệu đồng

3.2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 3.6: CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2006-2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2007/2006 Năm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco (Trang 39 - 44)