Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 72 - 74)

- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ

GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ ĐẾN NĂM

3.2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nguồn nhân lực

- Giải pháp xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển nguồn nhân lực:

Vấn đề nguồn nhân lực vùng biên giới phải đặt trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt Trung. Vì vậy, công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực vùng biên giới phải bám sát các nguyên tắc chỉ đạo của Đảng về an ninh toàn vẹn lãnh thổ và công tác đối ngoại với nước láng giềng Trung Quốc. Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể quản lý nguồn nhân lực phải phù hợp với định hướng chiến lược của vùng và của cả nước.

- Giải pháp tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực: Giải pháp này là rất quan trọng đối với sự phát triển của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn, vì qua phân tích, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hoá của lực lượng lao động rất thấp.

Căn cứ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng mạng trường nghề giai đoạn 2002-2010, xúc tiến thành lập tại mỗi huyện biên giới một trung tâm dạy nghề.

Về giáo dục phổ thông, hoàn thiện hệ thống trường, lớp học cấp xã, thôn bản. Huy động tối đa trẻ 05 tuổi đi học và ít nhất 95% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, hạn chế đến mức thấp nhất tái mù chữ và thực hiện phổ cập THCS; ưu tiên đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học ở các xã, thôn, bản biên giới; Thực hiện mỗi huyện xây dựng một trường PTTH dân tộc nội trú.

Xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với đặc thù riêng của mỗi huyện biên giới.

- Giải pháp ổn định và nâng cao đời sống dân cư các xã biên giới: Đây là một trong những giải pháp quan trọng và lâu dài, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

Củng cố an ninh quốc phòng ổn định dân cư, phân bố lại dân cư dọc biên giới. Hoàn thành việc rà phá bom mìn ở biên giới tạo điều kiện đưa dân về làm ăn sinh sống, nhằm chủ động chống xâm canh, lấn đất bảo vệ vững chắc đường biên.

UBND tỉnh có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án ổn định và nâng cao đời sống dân cư các huyện, các xã biên giới.

- Giải pháp hợp tác với Trung Quốc trong quản lý phát triển lao động vùng biên: Ở cấp địa phương, xây dựng cơ chế gặp mặt và hội đàm hàng năm giữa chính quyền các huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn và địa phương lân cận của phía bạn, Tổ chức hội đàm cấp lãnh đạo tỉnh thảo luận những kết quả đạt được và tháo gỡ những nảy sinh trong quá trình hợp tác phát triển, xử lý những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong trao đổi thương mại, quản lý lao

động, du lịch, mở rộng các điểm thông quan, cặp chợ biên giới, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, tiền giả và tội phạm ma tuý, đảm bảo được an ninh vùng biên giới chung. Đây là một trong những giải pháp rất nhạy cảm nhằm bảo đảm sự ổn định an ninh biên giới, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác tốt hơn giữa chính quyền 2 tỉnh biên giới trong việc khai thác thị trường lao động nhạy cảm vùng biên, đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia lao động tại lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc, với thế mạnh về khoa học kỹ thuật có thể giúp vùng biên giới của Lạng Sơn trong nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực với chi phí thấp.

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực: Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực trong bộ máy đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc ít người tại chỗ.

- Thiết lập hệ thống thông tin quản lý lao động trong toàn tỉnh, là một trong những giải pháp tích cực, đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường lao động và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đối với vấn đề nhân lực nói chung và nhân lực vùng biên giới nói riêng.

- Bố trí cán bộ ở cấp sở ngành chuyên trách quản lý về lao động biên giới: Cần cập nhật thông tin, đánh giá đúng về lợi thế vùng biên giới, cũng như những thách thức, những nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề nhân lực ở vùng biên giới. Từ đó tham mưu cho tỉnh có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách đặc thù về lao động.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w