Về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 64 - 66)

- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ

2.2.4.2. Về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

a) Những mặt được

- Việc làm tiếp tục gia tăng. So với năm 2003 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân toàn vùng tăng 2.086 người, bình quân hàng hàng năm giai đoạn 2003-2005 tăng 0,7% với quy mô tăng 1.043 người /năm.

- Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá. Bình quân hàng năm giai đoạn 2003-2005, lao động làm việc ở khu vực I giảm 1,45% với quy mô giảm 1987 người/năm; lao động khu vực II bình quân hàng năm tăng 8,28% với quy mô tăng 587 người/năm; lao động khu vực III bình quân hàng năm tăng 9,48% với quy mô tăng 2.439 người/năm.

- Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm nhanh, từ 5,78% năm 2003 giảm xuống 3,41% năm 2005.

b) Những hạn chế và nguyên nhân

- Chưa phát huy hết lợi thế của khu vực cửa khẩu có giao thương kinh tế trong việc tạo ra việc làm cho người lao động.

Nguyên nhân:

- Thứ nhất: Chính quyền địa phương chưa có bộ phận chuyên môn chuyên sâu nghiên cứu, phát huy các thế mạnh của vùng biên giới.

Tỉnh chưa có những nghiên cứu sâu về khu vực biên giới, về đặc thù lao động vùng biên giới. Chưa có một chiến lược tổng thể phát huy tối đa thế mạnh của người lao động vùng biên giới.

nhìn thấy nguồn lợi nên vô tình trở thành một bộ phận tiếp tay cho buôn lậu. Trong khi thiếu những doanh nghiệp địa phương đứng ra quy tụ, phát huy lợi thế của người dân địa phương. Do vậy, việc làm của người lao động không ổn định, phụ thuộc vào các đầu nậu, các chủ hàng từ khắp nơi trong cả nước đến buôn bán tại khu vực cửa khẩu.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng với tốc độ chậm.

Nguyên nhân:

- Thứ nhất: Thị trường nội địa nhỏ bé, các tổ chức kinh tế trên địa bàn chủ yếu lấy lợi nhuận trước mắt để phát triển do vậy chủ yếu khai thác các dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống tại khu vực cửa khẩu.

- Thứ hai: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hạn chế, các cơ sở liên doanh liên kết đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt là vốn ngoại ngữ, trong khi đó, nguồn nhân lực vùng biên giới trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu.

- Thứ ba: Các cơ sở dịch vụ, du lịch chủ yếu thuê lao động từ địa phương khác đến.

- Thu nhập từ việc làm thấp.

Nguyên nhân:

Công tác đào tạo nghề còn hạn chế, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thấp, lao động vẫn tập trung phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm nhanh nhưng lao động chưa qua đào tạo trong tổng số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ lớn cho thấy hiệu quả kinh tế xã hội thấp.

Nguyên nhân:

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực thực hiện chưa tốt, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm tăng chậm. Thị trường lao động chưa phát triển.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w