Biện pháp 2: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH pptx (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao

trình độ của đội ngũ giáo viên

* Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm tác động đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tạo động cơ, thái độ làm việc cho người đạt hiệu quả cao hơn mà ít tốn kém và tiền của nhà nước.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Để tạo dựng nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, người hiệu trưởng cần có những biện pháp tác động làm thay đổi nhận thức của chính bản thân họ, của tập thể đội ngũ giáo viên, giúp họ thấy rõ những hạn chế của bản thân so với yêu cầu của hoạt động giáo dục, đồng thời phải có được môi trường và cơ chế thuận lợi giúp họ thực hiện được nhu cầu bồi dưỡng của mình một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, người hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Chỉ ra viễn cảnh của nhà trường, từ đó tạo sự đồng thuận của toàn bộ đội ngũ đối với việc đạt tới viễn cảnh đó.

+ Trong quản lý của người hiệu trưởng không được sử dụng kiểu quản lý quyền uy vào quản lý người thầy mà phải mang đậm tính nhân văn (Đối với giáo viên trẻ cần có sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sư phạm dần đạt tới tinh thông. Đối với người thầy đã có kinh nghiệm thì sự quản lý là tiếp sức cho họ tới sự cách tân, sáng tạo tinh tế).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Quan tâm tới hoàn cảnh vật chất, tinh thần của mỗi thầy, cô giáo. Tạo điều kiện về cơ chế tài chính trong khuôn khổ pháp luật để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho giáo viên.

+ Khen thưởng, động viên dưới mọi hình thức đối với những người, những việc làm tốt của cá nhân và tập thể trong đội ngũ giáo viên.

+ Ngoài giáo viên trong biên chế chính thức, các trường còn có những giáo viên giảng dạy theo hợp đồng, có người vừa làm công tác giảng dạy vừa phải đi học hoàn chỉnh. Vì vậy, hiệu trưởng phải thường xuyên động viên khích lệ những giáo viên này để họ làm việc thực sự có chất lượng và hiệu quả.

+ Mở rộng các mối quan hệ giao lưu với các trường bạn để học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp tại địa phương và những khu vực khác nhằm đạt tới sự giàu có hơn về sự hiểu biết.

+ Tạo điều kiện về thông tin (cập nhật, lưu trữ và phổ biến) để tạo dựng môi trường học hỏi về học thuật có liên quan tới nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH pptx (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)