8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS
THCS
1.3.2.1. Nội dung bồi dưỡng
Ngoài những nội dung bồi dưỡng chủ yếu cho giáo viên nói chung, giáo viên THCS cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đạo đức chính trị, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ … để từ đó đáp ứng được các công việc chủ yếu sau đây:
+ Truyền đạt những chân lý khoa học của môn học.
+ Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành các môn được học.
+ Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học. + Góp phần vận hành và quản lý tốt một bộ môn.
+ Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần NQ 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
+ Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Củng cố các kết quả bồi dưỡng của các năm, các chu kỳ, trên tinh thần tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.
1.3.2.2. Phương pháp bồi dưỡng
Cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học.
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.
Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thưc học tập theo tổ, nhóm chuyên môn.
Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.
1.3.2.3. Hình thức bồi dưỡng
Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn.
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.