Đặc điểm đất đai và tổ chức quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (Trang 40 - 41)

Hà Nội có 7 quận, 5 huyện với 102 phường, 118 xã, 8 thị trấn.

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 thì tổng diện tích đất đai tự nhiên của thành phố là: 92.047,45 ha, trong đó, đất nông nghiệp là: 43.612,43 ha, chiếm 47,14% tập trung ở 5 huyện ngoại thành; đất lâm nghiệp 6.712, 6 ha chiếm 7.6% (chủ yếu ở Sóc Sơn); đất ở 11.688,65 ha chiếm 12.7%; đất chuyên dùng 20.534,39 ha chiếm 22,3%; đất chưa sử dụng là 9.559,65 ha chiếm 10,3% (gồm cả diện tích sông, suối, đỉnh đồi cao).

Về tổ chức quản lý đất đai, trước năm 1993 công tác quản lý đất đai phân tán ở huyện việc quản lý do phòng Nông nghiệp đảm trách. Ở nội thành Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về quy hoạch và sử dụng đất đô thị. Sở Nhà đất là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước quỹ đất liên quan đến quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, quỹ đất ở các khu nhà ở xây dựng tập trung. Việc triển khai thi hành luật đất đai năm 1988 còn chậm, còn nhiều vấn đề chưa quán triệt đầy đủ nhất là ở khu vực đô thị.

Sau năm 1993, mặc dù có Luật Đất đai mới (thay thế luật đất đai 1988). Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn phân tán, qũy đất chưa được quản lý thống nhất, có nhiều sơ hở. Cộng với công tác quản lý phát triển nhà ở triển khai các chính sách mới như bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê nhà; phát triển nhà ở theo cơ chế kinh doanh. Do chuyển đổi cơ chế, chính sách, quy định quản lý chưa đồng bộ và kịp thời với yêu cầu thực tế, nên nổi lên "cao trào" xây nhà để bán. Các cơ quan, các thành phần kinh tế tư nhân đến xây nhà để bán kèm theo chuyển dịch đất đai, nhà xưởng, các hợp tác xã, cơ quan, công ty…. dưới hình thức mua bán công khai hoặc liên doanh, liên kết… Đỉnh cao của trào lưu này là năm 1994. Trong giai đoạn này thị trường chuyển nhượng nhà, thực chất là đất hình thành tự phát vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn tới kháng nghị số 7/2 KS - TTPL 15/5/1995 của Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao.

Từ yêu cầu thực tế của nhiệm vụ quản lý nhà đất thực hiện nghị định 34CP của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn về tổ chức bộ may ngành địa chính, tập trung quyền quản lý đất đai vào một đầu mối UBND thành phố có QĐ số HQ3 QĐ-UB ngày 10/3/1995 thành lập tổ chức địa chính thành phố và đến 18/3/1999 sở địa chính nhà đất được thành lập bám sát 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất bán để tăng cường hiệu lực quản lý lĩnh vực quan trọng này.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (Trang 40 - 41)