Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (Trang 59 - 60)

- Tận dụng tối đa lợi thế của Tập đoàn để đồng bộ hóa việc tập trung, điều hoà, sử

1.2.3.4. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Dựa vào căn cứ này, vốn của các doanh nghiệp chia thành hai nguồn bên trong và nguồn bên ngoài của doanh nghiệp

Nguồn bên trong của doanh nghiệp: là nguồn vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp bao gồm. Tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng dự trữ, các khoản thu từ thanh lý, nhợng bán tài sản cố định.

Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn huy động đợc từ bên ngoài để đáp ứng đợc nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, nợ ngời cung cấp và các khoản nợ khác.

Cách phân loại này chủ yếu giúp cho tập đoàn kinh tế xem xét tính hợp lý của cơ cấu huy động nguồn vốn đang hoạt động,cụ thể là:

Nguồn vốn bên trong có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Huy động và sử dụng nguồn vốn bên trong giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, tiết kiệm chi phí.

Sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh hoạt, hiệu quả sử dụng vốn đợc giám sát từ các tổ chức cho vay. Tuy nhiên sức ép của lợi tức tiền vay và kỳ hạn trả nợ là một gánh nặng, có khả năng gây rủi ro về tài chính. Tất cả điều đó buộc ngời quản lý doanh nghiệp phải thận trọng xem xét khi đa ra quyết định lựa chọn hình thức và cơ cấu huy động, nghĩa là phải làm sao để bảo đảm chi phí sử dụng vốn thấp nhất với khả năng rủi ro nhỏ nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w