KẾ HOẠCH CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát năm 2006 (Trang 51 - 56)

1. Kế hoạch chi phí mua sản phẩm đầu vào

Do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp Tín Phát là nhà trung gian, mua đi bán lại, không có chính sách tồn kho cụ thể. Hàng tồn kho là do lượng hàng mua vào trong kỳ phát sinh phụ thuộc nhiều vào trong tải của xà lan chở hàng. Trọng tải của 1 chiếc xà lan thông thường vào khoản 1.000 m3 đến 1.500 m3. Do vậy lượng hàng lượng mua vào của doanh nghiệp trong năm kế hoạch được tính một cách chính xác để sao cho lượng hàng mua về đáp ứng đúng nhu cầu về mức tiêu thụ của thị trường, với mức giá mua vào hợp lý nhất và lượng hàng tồn kho cũng vừa phải nhất.

Bảng 21: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG MUA VÀO NĂM KẾ HOẠCH

Đơn vị tính: m3

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Đá 4x6

Số sản phẩm sẽ bán 1.486,47 1.879,00 2.495,24 3.864,05 9.724,75 Số sản phẩm sẽ mua vào 1.500 2.000 2.500 4.000 10.000 Tồn kho cuối kỳ 13,53 121,00 4,76 135,95 135,95 Đá 1x2 Số sản phẩm dự báo 2.719,97 3.563,28 4.422,39 5.667,96 16.373,59 Tồn kho đầu kỳ 0,00 280,03 216,76 294,37 0,00 Số sản phẩm sẽ bán 2.719,97 3.283,24 4.205,63 5.373,59 15.582,43 Số sản phẩm sẽ mua vào 3.000 3.500 4.500 5.500 16.500 Tồn kho cuối kỳ 280,03 216,76 294,37 126,41 126,41 Đá 0x4 Số sản phẩm dự báo 1.358,17 1.635,52 2.010,85 2.303,13 7.307,67 Tồn kho đầu kỳ 230,55 372,38 236,86 226,01 230,55 Số sản phẩm sẽ bán 1.127,62 1.263,14 1.773,99 2.077,12 6.241,86 Số sản phẩm sẽ mua vào 1.500 1.500 2.000 2.100 7.100 Tồn kho cuối kỳ 372,38 236,86 226,01 22,88 22,88 Cát nền Số sản phẩm dự báo 1.978,55 2.490,04 2.978,27 3.975,62 11.422,48 Tồn kho đầu kỳ 190,41 211,86 221,82 243,55 190,41 Số sản phẩm sẽ bán 1.788,14 2.278,18 2.756,45 3.732,07 10.554,82 Số sản phẩm sẽ mua vào 2.000 2.500 3.000 3.800 11.300 Tồn kho cuối kỳ 211,86 221,82 243,55 67,93 67,93 Cát vàng Số sản phẩm dự báo 2.269,27 2.837,07 3.359,15 3.936,47 12.401,97 Tồn kho đầu kỳ 168,74 399,47 62,40 203,25 168,74 Số sản phẩm sẽ bán 2.100,53 2.437,60 3.296,75 3.733,23 11.568,11 Số sản phẩm sẽ mua vào 2.500 2.500 3.500 3.800 12.300 Tồn kho cuối kỳ 399,47 62,40 203,25 66,77 66,77 Nguồn: tự thực hiện

Tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường mà ta áp dụng nhiều cách thức mua hàng với số lượng khác nhau, nhưng cần thiết là vẫn giữ được tính hiệu quả của nó.

Doanh nghiệp Tín Phát hiện lấy mức giá mua có kèm theo chi phí vận chuyển hàng mua về và các chi phí khác có liên quan, doanh nghiệp xem đây cũng chính là giá vốn hàng bán của sản phẩm. Theo như nhận định từ việc phân tích

môi trường thì mức giá của các sản phẩm đầu vào sẽ tăng từ 1% đến 3%. Do vậy ta lập được bảng dự báo sau:

Bảng 22: DỰ BÁO MỨC GIÁ VỐN HÀNG NĂM KẾ HOẠCH

Đơn vị tính: đồng

Sản phẩm Giá vốn cũ Giá vốn mới Chênh lệch Tỷ lệ tăng (%)

Đá 0x4 (m3) 92.000 93.472 1.472 1,60 Đá 1x2 (m3) 119.000 121.975 2.975 2,50 Đá 4x6 (m3) 102.000 103.326 1.326 1,30 Cát nền 16.000 16.176 176 1,10 Cát vàng 33.000 33.594 594 1,80 Nguồn: tự thực hiện

Nhận thấy giá vốn đầu vào của các mặt hàng đều tăng nhất là mặt hàng Đá, trong đó mặt hàng Đá 1x2 tăng nhanh nhất, tỷ lệ tăng là 2,5% đây là mặt hàng có mức tiêu thụ nhất do vậy tỷ lệ tăng như vậy cũng hợp lý. Tiếp theo sau là mặt hàng Cát vàng tỷ lệ tăng là 1,8%, Cát vàng cũng là mặt hàng đợc tiêu thụ nhiều trong phần dự báo, Cát nền tăng rất ít chỉ 1,1%.

Sau khi dự báo được giá mua đầu vào, sản lượng cần mua đầu vào ta lập bảng kế hoạch chi phi giá vốn hàng bán như sau

Bảng 23: KẾ HOẠCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

Đá 4x6 (m3) Số sản phẩm mua vào 1.500 2.000 2.500 4.000 10.000 Giá vốn 103,33 103,33 103,33 103,33 103,33 Thành tiền 154.989 206.652 258.315 413.304 1.033.260 Đá 1x2 (m3) Số sản phẩm mua vào 3.000 3.500 4.500 5.500 16.500 Giá vốn 121,970 121,970 121,970 121,970 121,970 Thành tiền 365.910 426.895 548.865 670.835 2.012.505 Đá 0x4 (m3) Số sản phẩm mua vào 1.500 1.500 2.000 2.100 7.100 Giá vốn 93,47 93,47 93,47 93,47 93,47 Thành tiền 140.208 140.208 186.944 196.291 663.651 Tổng tiền mua Đá 661.107 773.755 994.124 1.280.430 3.709.416 Cát nền (m3) Số sản phẩm mua vào 2.000 2.500 3.000 3.800 11.300 Giá vốn 16,176 16,176 16,176 16,176 16,176 Thành tiền 32.352 40.440 48.528 61.469 182.789 Cát vàng (m3) Số sản phẩm mua vào 2.500 2.500 3.500 3.800 12.300 Giá vốn 33,594 33,594 33,594 33,594 33,594 Thành tiền 83.985 83.985 117.579 127.657 413.206 Tổng tiền mua Cát 116.337 124.425 166.107 189.126 595.995 Tổng tiền chi dự kiến 777.444 898.180 1.160.231 1.469.556 4.305.411

Nguồn: tự thực hiện

Để giữ tốt mối quan hệ với nhà cung ứng doanh nghiệp luôn trả tiền mua hàng đúng hẹn, tuy nhiên trong kinh doanh ngành vật liệu xây dựng việc chiếm dụng vốn là điều yếu xảy ra. Doanh nghiệp nên đặt ra một mức tỷ lệ thanh toán hợp lý như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tỷ lệ thanh toán tiền mua hàng trong năm kế hoạch sẽ là 70% phần thanh toán của quý phát sinh, phần còn lại 30% sẽ thu hết trong quý tiếp theo. Phần nợ nhà cung ứng kỳ trước sẽ được thanh toán hết vào đầu quý I của năm kế hoạch.

Bảng 24: KẾ HOẠCH THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

Tổng tiền chi dự kiến 777.444 898.180 1.160.231 1.469.556 4.305.411 Các khoản phải trả kỳ trước 195.334

Chi tiền quý 1 544.211 233.233

Chi tiền quý 2 628.726 269.454

Chi tiền quý 3 812.162 348.069

Chi tiền quý 4 1.102.167 367.389

Tiền chi từ mua hàng 739.545 861.959 1.081.616 1.450.236 4.133.356

Nguồn: tự thực hiện

Với chính sách này khoản phải trả nợ khách hàng trong năm kế hoạch là 367.389.000 đồng, có tăng 1,88 lần so với năm 2005. Nếu giữ được chính sách này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

2. Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Bảng 25: KẾ HOẠCH CHI PHÍ BÁN HÀNG & CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

Số lượng sản phẩm

bán ra (m3) 10.012,57 12.418,44 15.386,90 19.752,00 57.569,89 Chi phí khả biến trên

1 sản phẩm 5.580 5.580 5.580 5.580 5.580

Tổng chi phí khả

biến 55.870.141 69.294.895 85.858.902 110.216.160 321.239.986 Chi phí bất biến 69.343.750 69.343.750 69.343.750 82.343.750 290.375.000

Tổng chi trong kỳ 125.213.891 138.638.645 155.202.652 192.559.910 611.615.098

Trừ chi phí khấu hao 34.843.750 34.843.750 34.843.750 44.843.750 149.375.000

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bằng tiền 90.370.141 103.794.895 120.358.902 147.716.16 0 462.240.098 Nguồn: tự thực hiện

móc. Trong năm 2005 chi phí khả biến này được tính là 5.506 đồng/m3 do giá xăng dầu lên nên trong năm kế hoạch tôi dự báo lượng tiêu hao chi phí khả biến này là 5.580 đồng/m3.

Phần chi phí bất biến là số tiền lương nhân viên và khấu hao máy móc (do doanh nghiệp trả lương cố định hàng tháng mà không tính theo sản phẩm). Số tiền lương phải trả hàng quý là 34.500.000 đồng/quý, mức khấu hao là 35.915.090 đồng/quý do vậy tổng lượng chi phí trong quý là 69.343.750 đồng. Trong quý IV của năm kế hoạch doanh nghiệp sẽ mua thêm 1 máy cuốc và 1 xe tải nho nửa, do vậy mức khấu hao sẽ tăng thêm và lượng tiền lương cũng tăng theo do doanh nghiệp cần tuyển thêm 2 nhân viên bán hàng nửa. Do vậy lượng tiền chi ra bất biến trong quý IV sẽ tăng lên 82.343.750đồng/quý.

3. Kế hoạch mua máy móc thiết bị mới

Do trong quý IV của năm 2006 tổng sản lượng hàng hóa bán ra vượt quá năng lực làm việc của doanh nghiệp (19.751,99 m3/quý > 15.500 m3/quý), do vậy cần đầu tư thêm các 1 chiếc cuốc và 1 chiếc xe vận tải nhỏ nửa để nâng cao năng lực làm việc của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu này.

Bảng 26: KẾ HOẠCH MUA MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI TRONG QUÝ IV

Đơn vị tính: đồng

Máy móc Nguyên giá Khấu hao trong quý IV

Xe cuốc 150.000.000 4.687.500

Xe tải lớn 170.000.000 5.312.500

Tổng 320.000.000 10.000.000

Nguồn: tự thực hiện

• Năng lực làm việc của máy cuốc là 160 m3/ngày, tương đương 4.800 m3/quý. Nguyên giá đầu vào của các loại máy móc này tương đối cao, máy móc mua về nên có giá trị cao hơn để tránh tình trạng hư hỏng và tiêu hao nhiên liệu, làm giảm điểm yếu của doanh nghiệp.

• Xe vận tải lớn là 65 m3/ngày nâng tổng năng lực làm việc của xe vận tải là 240 m3/ngày, tương đương 21.600 m3/quý. Với năng lực hiện tại đủ đáp ứng mức tiêu thụ trong năm kế hoạch.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát năm 2006 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w