Tình hình nợ quá hạn trung hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 70)

Nợ quá hạn phản ánh nghiệp vụ tín dung tại một Ngân hàng. Nếu nợ quá hạn nhỏ mà dư nợ cao thì chất lượng tín dụng cao, hiệu quả hoạt động tín dụng càng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng kém hiệu quả. Cho nên nợ quá hạn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng.

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH

QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

- Cải tạo vườn, đê bao 43 18 20 (25) (58,14) 2 11,11 - Máy móc, thiết bị 10 7 5 (3) (30) (2) (28,57) - Phục vụ đời sống 103 137 218 34 33,01 81 59,12 - CBCNV - - - - - - - - XKLĐ - - - - - - - Tổng nợ quá hạn 156 162 243 6 3,85 81 50 (Nguồn: Phòng kế toán)

- 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số t

iền

Cải tạo vườn, đê bao Máy móc, thiết bị Phục vụ đời sống CBCNV XKLĐ Tổng NQH Hình 8b: Đồ thị tình hình nợ quá hạn trụng hạn theo ngành nghề * Nợ quá hạn phục vụ đời sống

Nhìn chung dư nợ trung hạn qua các đều tăng nhưng không lớn. Trong tổng dư nợ trung hạn thì dư nợ cho vay phục vụ đời sống là đối tượng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất. Năm 2007 nợ quá hạn là 162 triệu đồng tăng 6 triệu đồng so với năm 2006 tăng với tốc độ là 3,85%. Năm 2008 nợ quá hạn tiếp tục tăng 81 triệu đồng so với năm 2007 tăng với tốc độ là 50%. Tuy nhiên nếu so sánh quá hạn so với tổng dư nợ thì tỷ lệ còn thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng.

Việc dư nợ quá hạn phục vụ đời sống tăng lên qua các năm do vậy Ngân hàng cần phải theo dõi quan hệ chặt chẽ và đánh giá khách quan chính xác để hạn chế nợ quá hạn ở mức thấp nhất.

- Còn đối với đối tượng cho vay xuất khẩu lao động, cán bộ công nhân viên không phát sinh nợ quá hạn. Vì cho vay đối tượng này thường có nguồn thu nhập ổn định nên khả năng trả nợ tốt. Cho nên ngân hàng chú trọng việc mở rộng cho vay mô hình này.

Tóm lại: Qua phân tích trên cho thấy trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng không thể không tránh khỏi rủi ro đó là tính trạng nợ quá hạn mà tương ứng với sự tăng trưởng dư nợ qua các năm thì Ngân hàng chấp nhận tỷ lệ rủi ro phát sinh nhưng ở dưới mức cho phép, khả năng tài chính bù đắp được. Cho nên cán bộ tín dụng địa bàn cần kết hợp với cính quyền địa phương xác định nguồn thu, tích cực đôn đốc xử lý thu hồi nợ.

4.6. NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ QUÁ HẠN DẪN ĐÉN RỦI RO CHO NGÂN HÀNG

4.6.1. Nguyên nhân khách quan

- Đây là nguyên nhân dẫn đến sự rủi ro mà ngân hàng khó kiểm soát được và gây thiệt hại rất nặng nề không chỉ N gân hàng và lẫn khách hàng nữa. Như chúng đã biết sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, thiên tai, dịch bệnh thường xãy luôn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp trồng trọt, cũng như chăn nuôi làm cho mùa màng thất bát, vật nuôi nhiễm bệnh chết, dịch cúm kéo dài làm cho người sản xuất chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng nợ quá hạn Ngân hàng .

- Một mặt do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, giá cả không ổn định, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, bốn nhà không gặp nhau nên sản xuất không theo đơn đăt hàng, cung vượt cầu, việc nhà nước can thiệp quy hoạch phân vùng sản xuất, khuyến cáo việc mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất chưa được phát huy hiệu quả, chính sách đầu tư nhà nước cho nông nghiệp khắc phục thiên nhiên đào kênh, đê bao ngăn lũ được quan tâm nhưng chưa thực hiện đồng bộ. Vì vậy, người dân vẫn còn bị thiệt hại.

Ngoài ra còn nguyên nhân do thay đổi các cơ chế chính sách và quy hoạch của nhà nước và các cấp chính quyền thay đổi, bị nước ngoài áp đặt hạn chế thương mại, rủi ro trong đời sống như ốm đau, tai nạn hoặc bị chết.

4.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Do đặt thù của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Cao Lãnh thị phần cho vay phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đại bộ phận khách hàng là nông dân. Tập quán sản xuất độc canh chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính, việc đưa

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng mô hình lồng ghép chưa phổ biến, không chú trọng việc thâm canh áp dụng khoa học, tăng năng suất chất lượng sản phẩm và quy luật cung cầu nên làm cho sản xuất hiệu quả kém.

- Thiếu trung thực trong vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn không trả nợ cho Ngân hàng.

Mặt khác, do một số hộ dân tập quán lâu nay không quen với việc tự cân đối tài chính gia đình, tiết kiệm tích lũy để tái sản xuất mở rộng, phòng khi bất trắc, mua sắp vật dụng, xây dựng nhà cửa…Nhưng lại đua đòi mua sắm sinh hoạt gia đình vượt với khả năng tài chính dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích, không tập trung vốn vào sản xuất hoặc tệ nạn chơi số đề, hụi, cờ bạc, đá gà… đang phổ biến ở nông thôn. Đây là nguyên nhân tác hại ảnh hưởng đến phát sinh nợ quá hạn của Ngân hàng.

4.6.3. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, kèm theo đó là tính đa dạng và phức tạp trong đánh giá, phân loại khách hàng, quản lý từng món vay, một phần do tính cạnh tranh tranh giành giữ thị phần. Nên nguyên nhân từ phía Ngân hàng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Cơ cấu tín dụng còn tập trung quá nhiều vào trồng trọt trong điều kiện giá cả chưa ổn định như hiện nay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều kiện để mở rộng đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ còn nhiều hạn chế dư nợ chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ.

- Một số món vay cho sai mục đích do nguyên nhân chủ quan từ cán bộ tín dụng trước đây dẫn đến nợ xấu gia tăng. Việc quản lý dư nợ của một số Cán Bộ tín dụng còn hạn chế và có tư tưởng chủ quan, nếu không thu được nợ thì cho gia hạn, hay điều chỉnh kỳ hạn nợ. Đến lúc vào mùa vụ do công việc quá nhiều, vừa phải thực hiện chỉ tiêu khác dẫn dến các món nợ xử lý không kịp phải chuyển nợ quá hạn.

- Tăng vốn đầu tư nhưng không tăng thêm tài sản thế chấp. Người vay gây khó khăn cho việc kiểm soát tài sản thế chấp.

Tóm lại, nợ quá hạn gây cho Ngân hàng chủ yếu chính từ phía khách hàng vay vốn. Nhưng nếu để phân tích nguyên nhân sâu xa của nó thì từ phía Ngân hàng cũng có phần trách nhiệm vì đã không kiểm soát chặt chẽ đồng vốn sau khi cho vay, mà thực tế thường chú trọng khâu kiểm soát trước khi cho vay, nhất là điều kiện thế chấp tài sản. Cho nên khách hàng lợi dụng sự sơ hở của Ngân hàng mà sử dụng vốn sai mục đích hay lừa đảo Ngân hàng. Chính vì vậy, gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng.

4.7. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH ĐỘNG CỦA NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH

Bảng 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1.Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 33.346 43.700 49.550 2.Tổng dư nợ Triệu đồng 103.351 194.360 260.253 3.Doanh số cho vay Triệu đồng 219.849 242.041 282.778

4.Nợ quá hạn Triệu đồng 819 796 632

5.Dư nợ bình quân Triệu đồng 188.582 221.832 235.315

6.Lợi nhuận Triệu đồng 3.550 4.719 5.623

7.Doanh số thu nợ Triệu đồng 76.342 98.568 114.698 8.Dư nợ/Tổng NVHĐ = (2)/(1) Lần 3,10 4,45 5,25 9.Vòng quay vốn tín dụng = (7)/(5) Vòng 0,41 0,44 0,49 10.Tỷ lệ nợ quá hạn = (4)/(2)*100% % 0,79 0,40 0,24 11.Hệ số thu nợ = (7)/(3) % 34,73 40,72 40,56 12.Tỷ suất lợi nhuận = (6)/(5) % 1,88 2,13 2,39

* TỔNG DƯ NỢ / TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Qua tình hình huy động vốn của ngân hàng đã từng bước được cải thiện tốt hơn thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng là tương đối cao. Năm 2006 thì tới 3,10 đồng dư nợ thì có một đồng vốn tham gia. Năm 2007 tình hình vốn huy động từng bước nâng cao hơn so với năm 2006 bình quân 4,45 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Qua đó cho thấy, ngoài việc ra sức tăng vốn huy động Ngân hàng còn chú trọng trong việc mở rộng qui mô hoạt động điều này thể hiện rõ trên tổng dư nợ luôn tăng cao qua các năm.

Năm 2008 chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động là 5,25 lần tức là dư nợ bằng 5,25 lần nguồn vốn huy động. Mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhưng không nhiều trong khi dó thì dư nợ của Ngân hàng trong năm này lại tiếp tục tăng. Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng sử dụng có hiệu quả, khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay cao. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của người dân rất cao với tình hình huy động vốn hiện nay thì không đủ đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân. Do nguồn vốn huy động chủ yếu l à của các tổ chức kinh tế. Nếu các tổ chức này có nhu cầu rút vốn đột suất số tiền lớn thì đơn vị sẽ bị mất cân đối, không chủ động được nguồn vốn. Vì vậy, đơn vị cần phải tận dụng hết khách hàng của mình nhằm cố gắng thu hút lượng tiền nhàn rổi trong nhân dân.

* VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG

Vòng quay vốn tín dụng đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay của Ngân hàng, nó xác định số vòng luân chuyển bình quân của một đồng vốn cho vay trong một khoản thời gian nhất định. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua không ngừng gia tăng. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 0,41 vòng và năm 2007, 2008 lần lượt là 0,44 và 0,49 vòng. Nguyên nhân vòng quay vốn của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh tăng ít là do tình trạng mất mùa, giá cả biến động, một phần cũng là do việc đầu tư tín dụng trung hạn tăng lên nên thời gian thu hồi nợ chậm dẫn đến vòng quay vốn tín dụng thấp…Bên cạnh đó các lĩnh vực như thương mại – dịch vụ, cho vay đời sống của Ngân hàng chưa được phát triển cao. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tương đối, tốc độ luân chuyển vốn khá nhanh, vì thế khả năng tái đầu tư vốn cũng từng bước được cải thiện hơn.

* TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN

Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng phản ảnh hiệu quả và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao dẫn đến rủi ro của Ngân hàng cang lớn, nó ảnh hưởng đến khả năg tái đầu tư của Ngân hàng trong việc tái tạo nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều giảm. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,79% và năm 2007, 2008 lần lượt là 0,40% và 0,24%. Nợ quá hạn trong lĩnh vực trồng trọt giảm là do thời tiết thuận lợi, dịch bệnh từng bước được đẩy lùi, trong năm quá giá cả đầu ra cũng tương đối ổn đinh, đồng thời người dân đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất làm cho năng suất không ngừng tăng, đạt hiệu quả kinh tế tăng thu nhập nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng tương đối thuận lợi hơn nên nợ quá hạn cũng giảm đáng kể.

* HỆ SỐ THU NỢ

Chỉ tiêu này dùng đễ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Trong 3 năm qua hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn gia tăng. Năm 2006 là 34,73%, năm 2007 và 2008 lần lượt là 40,72%, 40,56%. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cao. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã lựa chọn những khách hàng có uy tín, giữ vững thị trường nông thôn, mở rộng thị trường dân cư tập trung hộ sản xuất kinh doanh, mua bán, để hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó tập thê cán bộ Ngân hàng đã kịp thời ứng dụng các chủ trương đường lối của NHN0&PTNTVN và NHN0 tỉnh Đồng Tháp thu hồi dần các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng trước đó.

* TỶ SUẤT LỢI NHUẬN

Dựa vào tỷ suất lợi nhuận Ngân hàng sẽ biết đầu tư vào đâu thì có hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận của Ngân hàng tăng khá cao qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận năm

2006 là 1,88%. Đến năm 2005,2006 lại tăng cao 2,13%, 2,39%. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cao nên đã hạn chế được những chi

phí không cần thiết, quản lý tốt hơn các luồn chi phí và đầu tư vốn có hiệu quả, mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Ngân

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.1. NHỮNG DẤU HIỆU DẪN ĐẾN RỦI RO CHO NGÂN HÀNG

Qua quá trình phân tích trên có thể thấy rằng tuy tình hình thu nợ qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể hơn là những dấu hiệu sau đây sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng:

- Giá cả đầu ra bấp bênh không ổn định, sản xuất nhỏ lẻ, thu hoạch không đồng loạt dễ bị thương lái ép giá. Mặt khác, giá phân bón , thuốc trừ sâu, con giống lại tăng mạnh, dù có trúng mùa được giá nhưng lợi nhuận mang lại không cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký không thực hiện một cách đúng đắn mà không giải trình được lý do xác đáng ph ù hợp với thực tế của bên vay.

- Những món nợ tôn nhà đã quá hạn mà người vay đến nay vẫn chưa trả được, đây là những món nợ vay để nâng cấp nền nhà chống lũ theo quyết định cho vay của chính phủ, đây đa số là những hộ nghèo, thu nhập rất thấp nên Ngân hàng cũng khó có khả năng thu hồi nợ được.

- Những thông tin không tốt đẹp về tình hình tài chính, công nợ chồng chất và ngày càng phát sinh lớn hơn. Phát hiện vốn tự có của đơn vị đã khai man, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình đốn sản phẩm giảm dần về số lượng, số công nhân, cán bộ có trình độ kỹ thuật xin nghỉ dần hoặc chuyển đi các đơn vị khác.

Với những tín hiệu dẫn đến rủi ro nêu trên, Ngân hàng cần tích cực chủ động tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)