Giải pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 80 - 82)

Việc mở rộng tín dụng và quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng phải gắn liền với nhau, không quá chú trọng mở rộng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh cao. Nếu thực hiện ngược lại sẽ thu hẹp tín dụng, giảm thị phần đi đến mất khách hàng, giảm thu nhập sẽ mất cân đối tài chính dẫn đến bị thua lổ. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của ngân hàng hiện nay là quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, mở rộng tín dụng phải kiểm soát được. Để đề phòng và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Khi quyết định cho vay phải cân nhắc thận trọng về số tiền cho vay có thật

sự được đáp ứng đúng, đủ nhu cầu về vốn của đơn vị vay vốn không? Phương pháp về tiến độ giải ngân, định kỳ hạn nợ phù hợp với thực tế kinh doanh và đối tượng vay vốn. Hợp đồng trả có lãi và gốc hàng tháng, hàng quý sao cho phù hợp với chu chuyển vốn và khả năng tài chính của đơn vị.

- Theo dõi sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Những lúc khách hàng gặp khó khăn phải tìm cách giúp đở ý kiến cho họ, phải dùng những biện pháp tín dụng của Ngân hàng để cứu nguy cho họ và cho chính Ngân hàng. Nghĩa là phải có những đối sách kịp thời mang tính cách giai đoạn hoặc lâu dài trong mọi vấn đề hổ trợ trong mọi trường hợp.

- Thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro là luôn chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, phân tán khách hàng hạn chế rủi ro, thực hiện đầu tư vào các mục đích kinh doanh khác nhau, tăng cường mở rộng các đối tượng bảo hiểm, xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro và nâng cao hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT KUẬN

Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn huyện Ngân Hàng Nông Nghiệp Huyện Cao Lãnh xác định thị trường chính là nông thôn, khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, chức năng hoạt động là đi vay để cho vay trên địa bàn dân cư mục tiêu là lợi nhuận. Qua phân tích số liệu của ba năm họat động cho thấy là một Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả đơn vị ít rủi ro, nợ quá hạn dưới mức cho phép qua các năm và luôn luôn xây dựng các món vay có chất lượng. Vì vậy, trong khuôn khổ chính sách của Ngân hàng cần phải thiết lập để duy trì chất lượng của các khoản vay này, cùng mối quan hệ khách hàng luôn được bền vững và phát triển trên nguyên tắc như sau:

- Mục đích sử dụng vốn vay phải đúng mục đích cho sản xuất nó phải tạo ra thu nhập tăng thêm một cách trực tiếp hoặc thông qua sản xuất hoặc đầu tư mở rộng sản xuất.

- Về khả năng sinh lời, xác định Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh, khi Ngân hàng hoạt động thu được lợi nhuận thì sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, nếu ngân hàng liên tiếp bị thua lỗ thì sẽ trở nên yếu kém. Nếu để một tổ chức tài chính yếu kém sẽ không thu hút khách hàng, chính sự yếu kém về tình trạng tài chính sẽ dẫn đến Ngân hàng không có khả năng tận dụng được cơ hội. Nghĩa là nguồn vốn không để bị động lại trong các khoản vay không an toàn và không có khả năng thanh khoản. Vì vậy, khi quyết định cho vay được phải được thẩm định chọn lọc cẩn thận hạn chế rủi ro.

- Về tính thanh khoản là một Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian cấp tín dụng huy động vốn để cho vay. Cho nên Ngân hàng phải cân đối tính toán phải đảm bảo an toàn chi trả tiền gởi mà còn phải tiếp tục hoạt động để t ìm kiếm lợi nhuận và tồn tại. Do đó, phải chú trọng điều này là cần thiết trong việc quy định trách nhiệm trả nợ của người vay và cần phải có kế hoạch thận trọng thu hồi món vay nó tuỳ thuộc vào nguồn thu dự án đầu tư.

- Về tính an toàn ở đây là việc thu hồi tiền vay gốc và lãi khi đến hạn nó phục thuộc vào năng lực cũng như thiện chí trả nợ của người vay, điều này đòi hỏi món vay phải được sử dụng đúng mục đích xin vay và tạo ra hiệu quả kinh tế, thực hiện trả nợ đúng hạn. Ngoài việc chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam còn yêu cầu có tài sản thế chấp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Việc thực hiện đa dạng hoá rủi ro là không nên tập trung cho vay vào một mục đích sẽ bị rủi ro cao mà phải phân tán cho vay nhiều đối tượng và nhiều thành phần vay vốn khác nhau. Điều này dẫn đến sự bền vững và tạo điều kiện cho người vay sẽ trả được nợ cho Ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào định hướng của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng tín dụng nhưng phải an toàn. Ngân hàng phải kết hợp chăc chẽ với các cấp chính quyền địa phương và cơ cấu hành chính, đề ra chính sách đầu tư thích đáng vào các dự án tiềm năng thế mạnh của địa phương. Làm như vậy nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc cho vay, lựa chọn cẩn thận khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để dư nợ luôn tăng trưởng, nợ quá hạn luôn chiến tỷ trọng thấp ít rủi ro.

Trong những năm qua, chi nhánh luôn đi đầu trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng tăng lên, bộ mặt kinh tế huyện được cải thiện một cách đáng kể và ngày một phát triển. Để đạt được những thành tựu trên, phần lớn là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cùng với quyết tâm yêu ngành, yêu nghề, tận tụy phục vụ của tập thể cán bộ trong Ngân hàng đã khẳng định vị trí của tín dụng trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)