Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 47)

Xác định thế mạnh kinh tế của Huyện là ngành nông nghiệp phát triển và đi lên từ nông nghiệp. Cho nên Ngân hàng đã bám sát và hoạch định chiếm lược kinh doanh của mình với mục tiêu chủ yếu cho vay kinh tế hộ. Do đặc điểm của nông nghiệp là quay vòng vốn nhanh cho nên Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm so với việc cho vay trung hạn. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 186.607 triệu đồng chiếm 84,88%/tổng doanh số cho vay, năm 2007 và 2008 doanh số cho vay ngắn hạn/tổng doanh số cho vay lần lượt là 85,21%, 85,47%. Qua đó cho thấy Ngân hàng rất chú trọng tính thanh khoản.

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ

cấu Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 186.607 84,88 206.241 85,21 241.691 85,47 19.634 10,52 35.450 17,19 - Trung hạn 33.242 15,12 35.800 14,79 41.087 14,53 2.558 7,70 5.287 14,77

Tổng DSCV 219.849 1000 242.041 100 282.778 100 22.192 10,09 40.737 16,83

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số t iền Ngắn hạn Trung hạn Tổng DSCV

Hình 5: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chi phí chăm sóc vườn vã lại thời gian hoàn vốn của sản xuất nông nghiệp cũng tương đối nhanh và lãi suất cho vay cũng thấp hơn vay trung hạn. Mặc dù thị trường nông thôn ngày càng bị các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cạnh tranh chiếm thị phần đôi lúc diễn ra sự cạnh tranh luôn tranh đua và dùng các thủ thuật để tạo lợi thế cho mình tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nhưng nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tăng điều qua các năm. Năm 2007 là 206.241 triệu đồng tăng 19.634 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 10,52%, năm 2008 đạt 241.691 triệu đồng tăng 35.450 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 17,19%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm do vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh có vai trò quan trọng là công cụ góp phần vào cũng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tạo nền kinh tế đ ược phát triển người dân chí thú làm ăn, biết phấn đấu làm giàu, chăm lo việc sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đặt biệt là phát triển sản xuất trong mùa nước lũ như trồng cây sen, cây ấu đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như việc mở rộng kinh doanh dịch vụ… nên nhu cầu vay vốn ngày càng tăng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay trung hạn

Do mục tiêu của Ngân hàng là tập trung cho vay ngắn hạn để đảm bảo tính thanh khoản và khả năng quay vòng vốn nhanh cho việc tái đầu tư nên doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay trung hạn qua các năm điều tăng. Năm 2006 là 33.242 triệu đồng chiếm 15,12%/tổng doanh số cho vay. Sang năm 2007 do nhu cầu đầu tư trung hạn tăng cao với các khoản đầu tư chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà, cải tạo vườn, mua máy móc thiết bị, cho vay di xuất khẩu lao động điều này đã làm cho doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 35.800 triệu đồng tăng 2.558 triệu đồng với tốc độ 7,70% chiếm 14,79%/tổng doanh số cho vay.

Đến năm 2008 thì doanh số cho vay trung hạn lai tiếp tục tăng, tăng 5.287 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 14,77%. Do việc sản xuất của người dân đã ổn định trở lại, đồng thời chi nhánh cũng đã hổ trợ nguồn vốn này để giúp cho các hộ nông dân đổi mới máy móc thiết bị, con giống vật nuôi, nhập khẩu con giống mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho người dân.

Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo tính thanh khoản và vòng quay vốn nhanh cũng đảo bảo cho việc tái đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 167.573 174.274 188.277 6.701 4 14.003 8,04 Chăn nuôi 2.239 6.598 24.169 4.359 194,69 17.571 266,31 KD-DV 13.810 20.212 27.070 6.402 46,36 6.858 33,93 Cho vay khác 2.985 5.157 2.175 2.172 72,77 (2.982) (57,82) Tổng DSCV 186.607 206.241 241.691 19.634 10,52 35.450 17,19 (Nguồn: Phòng kế toán)

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số t iền Trồng trọt Chăn nuôi KD-DV Cho vay khác Tổng DSCV

Hình 5a: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề

4.2.2.1 Doanh số cho vay trồng trọt

Huyện Cao Lãnh là một huyện có diện tích đất nông nghiệp rộng, nên phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông chủ yếu là trồng lúa ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Cho nên nhu cầu vốn để sản xuất của người dân đối với ngành nghề này khá cao, chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay trồng trọt đạt 174.274 triệu đồng tăng 6.701 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ 4%. Sang năm 2008, toàn thể cán bộ Ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương mở rộng lĩnh vực cho vay đối với lĩnh vực trồng trọt nên doanh số cho vay tiếp tục tăng so với năm 2007 đạt 188.277 triệu đồng tăng 14.003 triệu đồng với tốc độ 8,04%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng qua các năm do môi trường sản xuất thuận lợi, giá cả đầu ra ổn định ở mức cao, thời tiết khá tốt cho cây trồng phát triển, thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng. Người sản xuất có lãi cao cho nên người dân tận dụng cơ hội tăng vụ trên diện tích gieo trồng, tiếp tục đầu tư cho sản xuất mở rộng quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó do chuyển dịch cơ cấu cây trồng người dân tiếp cận được khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới như chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, sản xuất lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Từ đó người dân cần một

lượng vốn vay nhất định để đầu tư cho dự án của mình, vì vậy mà nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên.

4.2.2.2 Doanh số cho vay chăn nuôi

Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt thường di kết hợp với chăn nuôi theo mô hình khép kính hổ trợ nhau như VAC, nuôi trồng thủy sản trên ruộng lúa đã tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân đưa dần đời sống được khá hơn. Mặt dù, doanh số cho vay ngành chăn nuôi thấp hơn so với ngành trồng trọt nhưng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 6.598 triệu đồng tăng 4.359 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 194,69%. Sang năm 2008 doanh số cho vay đạt 24.169 triệu đồng tăng 17.571 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng rất nhanh là 266.31%. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng và biến động mạnh là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm người dân chuyển mục đích chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi con khác. Mặt khác, do nhu cầu phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng và giá cả các mặt hàng này ngày càng cao nên người dân đầu tư vào chăn nuôi nhiều hơn làm cho nhu cầu vốn tăng mạnh. Vì thế, doanh số cho vay ngành chăn nuôi cũng tăng dần theo với tốc độ rất nhanh.

4.2.2.3 Doanh số cho vay kinh doanh - dịch vụ

Đây là lĩnh vực mà doanh số cho vay tương đối cao hơn so với doanh số cho vay ngành chăn nuôi và tăng đều qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 20.212 triệu đồng tăng 6.402 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 46,3%. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 27.070 triệu đồng tăng 6.858 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 33,93%. Nguyên doanh số cho vay lĩnh vực này tăng dần qua các năm là do kinh tế huyện phát triển, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống được nâng cao. Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân, khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí củng từ đó mà tăng lên làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy mà doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ tăng dần theo.

4.2.2.4 Doanh số cho vay đối tượng khác

Ở loại hình cho vay đối tượng này Ngân hàng chỉ tập trung vào các lĩnh vực như: cầm đồ, đời sống, khắc phục lũ lụt,...Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5.157 triệu đồng tăng 2.172 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 72,77%, đầu năm 2008 doanh số đạt 2.175 triệu đồng giảm 2.982 triệu đồng tốc độ giảm 57,82%. Đây là nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu tức thời, đối phó với tình hình đột xuất nên doanh số biến động thất thường.

Đối với cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn còn hạn chế, một mặt do các khu cụm công nghiệp phát triển chậm, tiểu thủ công nghiệp mang tính đặt trưng nhỏ lẻ nên việc đầu tư kinh tế hợp tác không có tổ chức kinh tế nào đứng ra ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm dẫn đến hiệu quả không cao, một mặt do tín dụng chưa thâm nhập sâu vào loại hình này.

4.2.3. Doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

Cải tạo vườn, đê bao 4.331 4.632 2.650 301 6,95 (1.982) (42,79) Máy móc, thiết bị 1.267 1.919 2.337 652 51,46 418 21,78 Cho vay đời sống 21.730 22.600 18.480 870 4 (4.120) (18,23) CBCNV 5.914 6.057 15.051 143 2,42 8.994 148,49 XKLĐ - 592 2.569 592 - 1.977 333,95

Tổng DSCV 33.242 35.800 41.087 2.558 7,70 5.287 14,77

(Nguồn: Phòng kế toán)

CBCNV: Cán bộ công nhân viên XKLĐ: Xuất khẩu lao động DSCV: Doanh số cho vay

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số t

iền

Cải tạo vườn, đê bao Máy móc, thiết bị Cho vay đời sống CBCNV

XKLĐ Tổng DSCV

Hình 5b: Đồ thị doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề

4.2.3.1 Doanh số cho vay cải tạo vườn, đê bao

Việc đầu tư cho vay cải tạo vườn tạp thành những vườn cây chuyên canh đặt sản có giá trị kinh tế cao trong công tác quy hoạch của huyện làm cho nhu cầu vốn vay tăng ở thời điểm thực hiện dự án. Qua bảng số liệu ta có, năm 2007 doanh số cho vay cải tạo vườn, đê bao đạt 4.632 triệu đồng tăng 301 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 6,95%. Nguyên nhân là do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư vốn cho vườn cây ăn trái sạch và sản xuất các giống cây trồng mới hoặc tu bổ lại vườn cây lâu năm. Mặt khác, vốn đầu tư cho đê bao chống lũ phục vụ cho 2 vụ lúa và bảo vệ được vườn cây đặt sản. Việc đầu tư vốn nhằm vào các vùng quy hoạch có dự án khả thi, liên kết khép kín giữa các hộ và giao thông từng bước khắc phục được lũ lụt tránh thiệt hại về kinh tế.

Đến năm 2008 doanh số cho vay cải tạo vườn đạt 2.650 triệu đồng giảm 1.982 triệu đồng tỷ lệ giảm 42,77%. Nguyên nhân của sự suy giảm như vậy là do giá cả đầu ra không còn ổn định, người dân không làm chủ được lĩnh vực hoạt động của mình cho nên có nhiều hộ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn nên Ngân hàng thu hẹp phạm vi đầu tư để chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề ít rủi ro hơn.

4.2.3.2 Doanh số cho vay mua máy móc, thiết bị

Doanh số cho vay mua máy móc, thiết bị liên tục tăng qua các năm. Đối tượng chủ yếu cho vay ở đây nhu: mua máy bơm, trạm bơm, máy cày, máy xới, gặt suốt lúa, xe cuốc, xe ben,....Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.919 triệu đồng tăng 652 triêụ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 51,46%. Đến năm 2008 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tiếp tục tăng 418 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 21,78%. Tăng do người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất giảm chi phí, hạ giá thành cho nên họ mạnh dạn đầu tư. Nhờ có nguồn vốn vay này mà họ trang bị cơ giới hóa trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ sau thu hoạch tốt hơn, năng suất tăng thu nhập đời sống người dân ngày càng được cải thiện hơn.

4.2.3.3 Doanh số cho vay đời sống

Từ khi Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đổi mới kinh tế chú trọng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn thì kinh tế khu vực nông thôn phát triển ngày càng khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Trước sự đổi mới đó, thì nhu cầu đời sống vật chất đòi hỏi phát triển theo, nhu cầu về mua sắm tiện nghi sinh hoạt, xây mới và sữa chữa nhà ở, phương tiện đi lại, vui chơi giải trí...hết sức cần thiết. Cho nên NHNo&PTNT Huyện Cao Lãnh thấy được nhu cầu này và mạnh dạn đi trước một bước đáp ứng nên doanh số cho vay này không ngừng tăng cao. Năm 2006 đạt 21.730 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này là 22.600 triệu đồng tăng 870 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 4%.

Đến năm 2008 doanh số cho vay đời sống không tăng lên nữa, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này chỉ đạt 18.480 triệu đồng giảm 4.120 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ giảm là 18,23%. Nguyên nhân có sự tăng giảm như vậy là do trong giai đoạn này tình hình lạm phát kéo dài, chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá cả một số mặt hàng, nguyên liệu đã tăng lên rất nhiều lần so vơi trước đó. Mặt khác, do Ngân hàng không muốn đầu tư cho lĩnh vực này nữa mà chuyển dần sang lĩnh vực khác đầu tư ít rủi ro hơn.

4.2.3.4 Doanh số cho vay đời sống cán bộ công nhân viên

Đây là hình thức cho vay nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên phát triển đời sống sinh hoạt gia đình mua sắm tiện nghi, phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở...Doanh số cho vay đối tượng này cũng tương đối cao và ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 6.057 triệu đồng tăng 143 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 2,42%. Sang năm 2008 doanh số cho vay tăng đột biến 8.994 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 148,49% . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì mức sống của nhân dân phát triển theo. Họ có nhu cầu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)