Tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 57)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.4.1. Tình hình doanh thu

Doanh thu của công ty chủ yếu dựa vào hai nguồn đó là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính.

-Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Năm 2006 tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoảng 147 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 thì giảm chỉ còn 91,5 tỷ với khoảng chênh lệch là 55,6 tỷ tương đương với tỷ lệ giảm là 37,8% so với năm 2006. Nguyên nhân làm doanh thu thuần về lĩnh vực bán hàng giảm là do sản lượng hàng bán ra giảm. Do đây là công ty chuyên xuất khẩu hàng hóa nên sản lượng hàng bán cũng chủ yếu dựa vào nguồn hàng xuất khẩu. Vậy tại sao lượng hàng xuất khẩu trong năm 2007 lại có sự sụt giảm như vậy? Vì năm 2007 là một năm có nhiều biến động trong lĩnh vực xuất khẩu không chỉ mặt hàng nông sản mà còn bao gồm nhiều mặt hàng khác của Việt Nam như thủy sản,…. Do vậy công ty phải chịu cùng với xu hướng chung của thị trường là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó năm 2007 công ty đã không có khả năm cung cấp một số mặt hàng xuất khẩu như gòn trái đánh bông và không xuất khẩu hàng may mặc cho công ty Meko giống như năm 2007 nữa vì công ty may mặc MeKo đã tự xuất khẩu hang hóa của mình. Đến năm 2008 thì doanh thu công ty đạt con số vô cùng lạc quan là 162 tỷ đồng đã tăng so với năm 2006 hơn 70 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng 77,8% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu năm 2008 là 97,17%. Như ta đã biết trong năm 2008 có một khoảng thời gian giá gạo xuất khẩu tăng đột biến. Nắm bắt cơ hội đó công ty đã xuất khẩu một lượng lớn hàng với giá rất cao và đã thu được một khoảng doanh thu rất khả quan. Cũng chính điều đó làm cho doanh thu năm 2008 tăng lên đáng kể như vậy. Một lĩnh vực khác cũng mang lại phần thu nhập không nhỏ cho công ty đó là nhận ủy thác xuất khẩu cho một số đơn vị xuất khẩu khác, phần thu nhập này cũng được tính vào nguồn doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch vụ. Một số đối tác quên

thuộc đã nhờ công ty xuất khẩu hàng dùm họ sang các nước như Philippines, Indonesia, Iran, Iraq,…

- Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng nếu xét về doanh số thì cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu cho công ty. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính là 5,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,49% trong tổng doanh thu năm 2006. Năm 2007 doanh thu từ nguồn này là giảm chỉ còn 3,6 tỷ làm giảm 1,7 tỷ tương đương với tỷ lệ giảm 32,07% so với năm 2006. Vì trong năm này công ty đã không còn mạnh dạn đầu tư tài chính vào các công ty khác nữa nên đã làm giảm doanh thu hoạt động tài chính, năm 2008 thì có sự tăng lên dù là không nhiều đạt 4,7 tỷ đồng tức là đã tăng so với năm 2007 là 1,1 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng là 30,91% vì trong năm này công ty đã đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết mà chủ yếu là các công ty quen thuộc mà công ty đã đầu tư trước đây và đã đạt được hiệu quả cao. Chính vì thế trong năm 2008 doanh thu về hoạt động tài chính đã được cải thiện hơn so với năm 2007.

Doanh thu khác của công ty bao gồm: doanh thu từ nhập khẩu và doanh thu nội địa. Tuy nhiên doanh thu từ nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu từ h àng nội địa cũng nhỏ chủ yếu dựa vào mặt hàng bao bì carton của công ty được nhiều đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản ở các tỉnh lân cận như Sóc trăng, An Giang, Kiên Giang,…

Nói tóm lại doanh thu thuần của công ty trong các lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài, mối quan hệ với các đối tác. Những đối tác có thể nói là quen thuộc của công ty như là Malaysia, Singapore, Thổ Nhỉ Kỳ, Uganda, Châu Phi, Philippines, Đông Timor,…

Dù biết rằng làm tăng doanh thu là mục tiêu phấn đấu của công ty nhưng đố không phải là mục tiêu cuối cùng cần đạt được. Vì đôi khi doanh thu kinh doanh tăng nhưng lợi nhuận sau cùng lại giảm xuống bởi một số yếu tố khách quan khác nữa. Vì vậy dấu hiệu tăng doanh thu qua từng năm chỉ nói lên rằng tổng giá trị mà công ty nhận về là lớn nhưng thu nhập thật sự của công ty vẫn chưa thể kết luận được bởi nó còn phụ thuộc vào chi phí hoạt động công ty đã bỏ ra.

4.4.2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng năm 2006 là 18,6 tỷ đồng còn năm 2007 thì giảm xuống còn 9,58 tỷ so với năm 2006 thì đã giảm một lượng là 9 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 48,47% cũng gần bằng với tốc độ giảm của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2008 thì lợi nhuận gộp giảm còn 9,3 tỷ với khoảng chênh lệch so với năm 2007 là 193 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 2%. Mặc dù doanh thu năm 2008 tăng rất lớn nhưng lợi nhuận thì lại giảm xuống do giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Có nghĩa là giá mua nguyên liệu đầu vào tăng thì nhiều mà giá bán ra lại không tăng tương ứng nên làm giảm lợi nhuận gộp của công ty. Vì sự gia tăng đột biến của giá cả trong năm 2008 nên công ty không thể nào có biện pháp thương lượng tăng giá hàng xuất khẩu (chủ yếu là gạo) với các đối tác như mong muốn được.

Còn lợi nhuận về tài chính thì như đã nói ở phần doanh thu tài chính thì trong năm 2007 đã giảm đầu tư vào các hoạt động tài chính nên doanh thu hay lợi nhuận thì cũng đều giảm cả. Nếu năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 4,87 tỷ thì năm 2007 giảm chỉ còn 3,32 tỷ và năm 2008 thì tiếp tục giảm chỉ còn 3,21 tỷ. Mặc dù năm 2008 doanh thu hoạt động tài chính tăng lên nhưng chi phí cho việc đầu tư này là rất lớn nên góp phần làm giảm lợi nhuận tài chính xuống. Lí do làm chi phí tài chính năm 2008 tăng cao như vậy là vì công ty đã phải vay ngắn hạn ngân hàng để có thể tham gia vào hoạt động tài chính nên phần lãy vay phải trả trong năm này cũng tăng lên vì vậy mà làm cho chi phí tài chính cũng tăng cao.

Về phần tổng lợi nhuận kế toán năm 2006 là 4,37 tỷ đồng và năm 2007 là 5,79 tỷ tăng 1,4 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 32,33%. Nhưng nếu nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh thì cả lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận hoạt động tài chính đều giảm rất nhiều mà phần tổng lợi nhuận kế toán trước thuế lại tăng đến 32,33%. Như vậy ta có thể kết luận rằng phần lợi nhuận từ các hoạt động khác của công ty đã tăng lên rất nhiều cụ thể là năm 2007 đạt 403,6 triệu đồng tăng 152% so với năm 2006, bên cạnh đó một yếu tố khác cũng đã góp phần làm tổng lợi nhuận công ty tăng là do công ty đã tìm biện pháp làm giảm các chi phí không cần thiết như một số chi phí trong lĩnh vực bán hàng và chi phí

quản lí doanh nghiệp, cụ thể chi phí bán hàng giảm 65,87% và chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 48,17% so với năm 2006. Năm 2008 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty giảm còn 5,21 tỷ đồng đã giảm 571 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 9,87%. Vì lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và hoạt đông tài chính đều giảm so với năm 2007. Dù phần lợi nhuận từ hoạt động khác cũng gia tăng hơn năm trước nhưng tốc độ tăng không thể bù đắp nổi cho phần sụt giảm của các khoản còn lại. Nói về phần lợi nhuận khác của công ty mang lại là nhờ vào hoạt động của các phân xưởng đặt tại các địa bàn ở Vị Thanh, Cờ Đỏ, Thới Thạnh,… Nhờ chúng mà đã mang lại lợi nhuận cho công ty một khoảng đáng kể. Còn hoạt động kinh doanh thì trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm liên tục chính vì thế mà công ty nên thận trọng trong các hoạt đông kinh doanh của mình đồng thời nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục làm cho hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao hơn.

4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Dựa vào bảng cân đối kế toán (Bảng 4 và bảng 10) ta tính được các chỉ tiêu như sau:

Bảng 10: Bảng phản ánh các khả năng thanh toán.

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng tài sản ngắn hạn (1000đ) 35.557.499 60.520.927 5.7245.192 Tổng nợ ngắn hạn (1000đ) 8.617.454 24.560.986 19.043.989 Hàng tồn kho (1000đ) 1.893.717 146.479 12.279.070 Khả năng thanh toán hiện thời

4,13 2,46 3,01

Khả năng thanh toán nhanh

3,91 2,46 2,36

(Nguồn: Phòng kế toán)

- Khả năng thanh toán hiện thời:

Qua bảng phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng giảm mạnh trong năm 2007 và tăng nhẹ trong năm 2008. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 4,13 lần có nghĩa là tài sản ngắn hạn trong công ty lớn gấp 4,13 lần so với tổng nợ phải trả ngắn hạn của

cho các khoản ngắn hạn. Qua đến năm 2007 thì hệ số này giảm đáng kể chỉ còn 2,46 lần giảm 1,67 lần so với năm 2006 nguyên nhân làm hệ số này giảm so với năm 2006 là do tổng số nợ ngắn hạn phải trả trong năm 2007 tăng lên qua nhiều mặc dù tổng giá trị tài sản ngắn hạn cũng tăng nhưng về mặt tốc độ tăng thì nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn vì thế làm ảnh hưởng đến hệ số thanh toán ngắn hạn giảm xuống. B ước sang năm 2008 thì hệ số này có xu hướng tăng trở lại đạt con số 3,01 lần tăng 1,22 lần so với năm 2007.

Nếu như hệ số thanh toán hiện thời cao chứng tỏ rằng công ty luôn sẵn sàng để trả cho các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ không có lợi cho công ty vì nó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tài sản lưu động đồng thời làm cho việc quản lí tài sản lưu động kém hiệu quả. Bởi vì tài sản lưu động quá nhiều tức là công ty có nhiều lượng tiền nhàn rỗi không sử dụng hoặc nợ phải thu hồi quá lớn hay có nhiều hàng tồn kho ứ đọng.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Nếu như trong doanh nghiệp có các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn cùng một lúc mà hàng tồn kho còn quá nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì công ty sẽ không có khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn đó. Như vậy ngoại trừ trường hợp không cần thiết thì không nên để hàng tồn kho quá nhiều sẽ không có lợi cho việc thanh toán nợ cho công ty.

Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 3,91 so với hệ số thanh toán hiện thời thì không nhỏ hơn bao nhiêu vì trong năm này hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản ngắn của công ty. Sang năm 2007 thì hệ số này giảm xuống còn 2,46 lần tức là giảm 1,6 lần so với năm 2006 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Còn nếu so sánh hệ số này với hệ số thanh toán hiện thời thì hầu như không giảm bao nhiêu và có thể nói là không giảm. Điều này nói lên rằng trong năm 2007 hàng tồn kho rất ít gần như bằng 0. Còn đối với năm 2008 thì hệ số thanh toán nhanh của công ty là 2,36 đã giảm hơn so với năm 2007 mặc dù không giảm nhiều và khi so sánh với hệ số thanh toán hiện thời thì giảm 1,27 lần vì hàng tồn kho đã chiếm một lượng không nhỏ và có tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn.

Thực tế là công ty không cần để chỉ tiêu về khả năng thanh toán cao như vậy, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì khả năng thanh toán của công ty chỉ cần đạt từ 2% trở lên thì được xem là có hiệu quả rồi.

4.5.2. Nhóm cơ cấu nợ

Ta tính được tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:

Bảng 11 :Bảng phản ánh tỷ số nợ trên tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng các khoản nợ (1000đ) 8.617.454 24.560.986 19.043.989 Tổng tài sản (1000đ) 64.344.102 75.416.157 86.596.143

Tỷ số nợ trên tài sản(%) 13,39 32,57 21,99

Ta thấy rằng tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2006 chỉ đạt 13,39% đây là một tỷ lệ thấp cho thấy phần tài sản của công ty không phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn có sẳn trong công ty.Bước sang năm 2007 thì tỷ lệ này đã tăng hẳn lên đạt 32,57% so với năm 2006 vì trong năm này tổng nợ phải trả đã tăng lên đáng kể như ta đã đề cập ở phần trên. Qua năm 2008 thì giảm xuống còn 21,99%, đây là con số khả quan vì công ty đã có thể trang trãi được phần nào nợ đã vay cũng như tiết kiệm được chi phí lãy vay phải trả trong cả năm.

4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động

Dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thống kê được bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động như sau:

Bảng 12: Bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá vốn hàng bán (1000đ) 129.055.246 81.928.408 153.025.774 Hàng tồn kho bình quân(1000đ)

2.700.798 1.020.098 6.212.775 Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948 Tổng TSCĐ ròng bình quân(1000đ)

6.670.912 6.172.564 9.412.380 Tổng giá trị tài sản bình quân(1000đ)

73.730.812 69.880.130 81.006.150 RI -Vòng quay hàng tồn kho(vòng) 47,8 80,3 24,6 RF -Vòng quay tài sản cố định 22,1 14,8 17,3 RA -Vòng quay tổng tài sản

- RI ( vòng quay hàng tồn kho) trong 3 năm quan sát đều lớn cả. Qua đó ta có thể nhận xét rằng việc quản lí hàng tồn kho của công ty mang lại hiệu quả cao vì hàng tồn kho có số vòng quay nhanh giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Năm 2006 tỷ số này là 47,8 vòng một con số rất khả quan và đến năm 2007 thì đạt tới con số 80,3 vòng cao gấp đôi so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 thì chỉ đạt 24,6 vòng dù nhỏ hơn các năm trước nhưng vẫn còn cao hơn một số doanh nghiệp khác.

Hơn nữa RI lớn cũng là một yếu tố hỗ trợ cho công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ được tốt hơn.

- RF (Vòng quay tài sản cố định), tỷ số này có phần giảm xuống trong năm 2007 và 2008. Trong năm 2006 là 22,1 vòng thì đến năm 2007 giảm còn 14,8 vòng. Xét thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã giảm xuống cũng có nghĩa là giá trị doanh thu thuần được tao ra từ một đồng tài sản cố định cũng đã giảm xuống. Năm 2008 thì tỷ số này đã gia tăng trở lại đạt con số 17,3 tức là một đồng tài sản cố định tạo ra được 17,3 đồng doanh thu thuần.

- RA(vòng quay tổng tài sản), tỷ số này chỉ có dấu hiệu giảm xuống trong năm 2007 còn 1,3 trong khi năm 2006 và 2008 vẫn đạt mức 2,0. Vậy là trong năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)