Tình hình biến động nợ phải trả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 52 - 54)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.3.1. Tình hình biến động nợ phải trả

- Vay ngắn hạn:

Trong khi năm 2006 công ty không hề có một khoản vay ngắn hạn nào thì đến năm 2007 công ty đã vay ngắn hạn 4 tỷ đồng và năm 2008 là 6,7 tỷ đồng. Như vậy năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2,7 tỷ tương đương với tỷ lệ 68%, chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn công ty l à 22%. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn hoạt động của công ty một phần dựa vào nguồn vay ngắn hạn ở bên ngoài mà chủ yếu là ở các ngân hàng thương mại.

- Phải trả người bán:

Khoản phải trả người bán năm 2007 tăng vọt so với năm 2006, dù số lượng tăng không nhiều nhưng tốc độ tăng hơn gấp đôi lên đến 133% với khoảng tăng là 213 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2008 thì khoản mục này đã giảm xuống còn bằng 0, tức là năm 2008 công ty không còn nợ người bán nữa. Như vậy công ty cũng đã chiếm dụng vốn của khách hàng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đó cũng là một biện pháp tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài nhưng nên chú ý là đừng chiếm dụng vốn của khách hàng lâu sẽ gây mất lòng tin của khách hàng cũng như gây trở ngại cho công việc kinh doanh sau này.

Ngoài những khoản trên thì các yếu tố còn lại cũng có phần tăng giảm nhưng không đồng đều có nghĩa là giảm trong năm này nhưng tăng trong năm kia như khoản thuế phải nộp nhà nước giảm trong năm 2007 xuống 66% nhưng đã tăng trong năm 2008 lên 257% góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng giảm của khoản nợ ngắn hạn cũng như trong tổng nguồn vốn của công ty.

Còn khoản vay dài hạn thì trong 3 năm nghiên cứu là 2006, 2007, 2008 đều bằng 0. Vì trong những năm này công ty không có nhu cầu vay dài hạn để đầu tư vào những dự án dài hạn, mở rộng qui mô sản xuất hay có chiến lược kinh doanh mới nào cả. Vì vậy cả trong ba năm nghiên cứu khoản vay dài hạn không làm ảnh hưởng đến khoản mục nợ phải trả cũng như không chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của công ty.

Sau khi phân tích sự biến động của khoản nợ phải có thể giải thích đ ược vì sao tỷ suất tự tài trợ của công ty lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2007 và năm 2008. Vì giữa tỷ suất tự tài trợ và tổng khoản nợ phải trả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Tuy nhiên, tỷ suất tự tài trợ giảm đối với công ty lại là một

Bảng 8:Tình hình biến động nợ phải trả từ năm 2006 - 2008 ĐVT:1000đ (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản mục Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % I. Nợ ngắn hạn 8.617.454 24.560.986 19.043.989 15.943.532 185 -5.516.997 -22 1. Vay ngắn hạn 4.000.000 6.720.000 4.000.000 2.720.000 68 2. Phải trả người bán 160.247 374.027 213.780 133 -374.027 -100 3. Người mua trả tiền trước 1.300.717 4.874.765 9.328.256 3.574.048 275 4.453.491 91 4. Thuế và các khoản nộp nhà nước 195.938 67.509 241.277 -128.429 -66 173.768 257 5.Phải trả công nhân viên 237.977 402.989 17.974 165.012 69 -385.015 -96

6. Chi phí phải trả 57.613 0 57.613

7. Phải trả, phải nộp khác 6.722.575 14.841.696 2.678.869 8.119.121 121 -12.162.827 -82

II. Nợ dài hạn

1. Vay dài hạn

dấu hiệu đáng mừng thể hiện công ty có tầm nhìn chiến lược đúng đắn trong kinh doanh. Vì thông thường bất kì công ty nào cũng không nên để tỷ suất tự tài trợ quá cao, nó chứng tỏ rằng công ty hoạt động dựa vào nguồn vốn sẵn có, không tận dụng nắm bắt cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho công việc kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)