Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 42 - 48)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.1. Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tình hình biến động tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ tìm hiểu việc biến động của các khoản sau: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và các tài sản ngắn hạn khác. Tài sản lưu động cho

dù quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động của công ty. Bởi vì khi tài sản lưu động lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn công ty khó mà đầu tư vào những dự án mang tính chiến lược lâu dài, còn khi tài sản lưu động quá nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc thanh khoản có thể sẽ làm giảm niềm tin của mọi người hoặc sẽ bỏ qua những cơ hội trong kinh doanh. Vì lẽ đó mà các nhà quản lí công ty cũng nên có sự quan tâm đúng mức nắm bắt kịp thời thông tin về sự biến động của tài sản lưu động cũng như những yếu tố có liên quan đến nó để có biện pháp áp dụng phù hợp. Muốn đạt được những mục tiêu đó ta phải nghiên cứu kỹ trong từng khoản mục của tài sản lưu động.

Giá trị tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 tăng tới 70% mặc dù có một số khoản giảm đáng kể, còn nếu có tăng thì tăng cũng không nhiều. Tuy nhiên khi nhìn vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì ta thấy một sự gia tăng đột biến với con số 23 tỷ đồng trong khi năm 2006 chỉ có 5 triệu đồng. Nh ư vậy có thể nói sự gia tăng của tài sản ngắn hạn trong năm 2007 chủ yếu l à sự gia tăng của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Còn trong năm 2008 thì tài sản ngắn hạn có phần giảm đi đôi chút chỉ vào khoản 5%. Xét theo từng khoản mục cụ thể thì ở vốn bằng tiền giảm 64% và các khoản phải thu giảm 34% đây là những con số chênh lệch đáng kể. Nhưng mặt khác lại có sự gia tăng của hàng tồn kho và các loại tài sản lưu động khác. Hàng tồn kho trong năm này chiếm một con số vô cùng lớn hơn 12 tỷ đồng trong khi năm 2007 chỉ có 146 triệu đồng tăng đến 8283% so với năm trước đó. Vì trong năm 2008 công ty dự trữ với lượng hàng hóa khá lớn nhằm đảm bảo cho nguồn cung dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn mà sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng được các nước trên thế giới ưa chuộng.

Như vậy chỉ cần xét qua 3 năm thì ta nhận thấy rằng tài sản lưu động công ty không ngừng biến đổi có khi tăng khi giảm để phù hợp với từng giai đoạn biến động của nền kinh tế thị trường cũng như giúp cho công ty luôn đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó điều dễ dàng nhận thấy đó là khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động của công ty. Từ đó có thể kết luận rằng chính sách mà công ty áp dụng để nâng cao doanh số hàng bán là cho khách hàng nợ. Dù biết rằng đây là một biện pháp được nhiều

Bảng 3: Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ĐVT:1000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản mục Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn bằng tiền 8.921.013 2.408.914 848.089 -6.512.099 -73 -1.560.825 -65 2. Các khoản phải thu

24.661.320 33.580.865 22.038.144 8.919.545 36 -11.542.721 -34 3. Hàng tồn kho 1.893.717 146.479 12.279.070 -1.747.238 -92 12.132.591 8.283 4. ĐTTC ngắn hạn 5.000 23.795.520 21.020.000 23.790.520 475810 -2.775.520 -12 5. Tài sản lưu động khác 76.449 589.149 1.059.889 512.700 670 470.740 80 Tổng Cộng 35.577.499 60.520.927 57.245.192 24.963.428 70 -3.275.735 -5

công ty áp dụng nhưng công ty cần tổ chức kỹ trong công việc thu hồi nợ, cần phải chặt chẽ, kịp thời, chính xác để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Để thấy rõ hơn về sự biến đổi đó ta sẽ nghiên cứu các nhân tố làm cho tài sản ngắn hạn của công ty luôn thay đổi.

4.2.1.1. Sự biến động của các khoản phải thu:

Tổng các khoản phải thu năm 2007 là 33,5 tỷ tăng so với năm 2006 là 8,9 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 36%, còn đến năm 2008 thì có xu hướng giảm xuống còn 22 tỷ tương ứng với tỷ lệ là giảm 34% so với năm 2007. Sự thay đổi qua các năm chịu ảnh hưởng chủ yếu vào nhân tố các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác của doanh nghiệp, còn các khoản khác như trả trước cho người bán hay dự phòng giảm giá khó đòi thì cũng có ảnh hưởng nhưng sự ảnh hưởng đó là nhỏ không đáng kể. Và để thấy rõ hơn điều đó ta sẽ tiến hành phân tích các khoản mục trong bảng 5:

- Phải thu khách hàng:

Khoản phải thu khách hàng có sự giảm sút trong năm 2007: từ 7,6 tỷ năm 2006 giảm còn 1,9 tỷ tương đương với 74% nhưng đến năm 2008 thì có sự tăng mạnh trở lại là 9,6 tỷ tương đương với 392% so với năm 2007 quả là một con số khá lớn. Sự tăng mạnh đó có tác động không nhỏ đến tổng các khoản phải thu cũng như đối với tổng tài sản của công ty. Nhưng cần phái chú ý rằng không nên để con số này cứ tăng lên như vậy vì chẳng khác nào chúng ta đã tạo điều kiện cho khách hàng chiếm dụng vốn của công ty mình làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù ai cũng biết rằng cho khách hàng nợ là một trong những phương pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, nhưng phải biết kiềm chế sao cho phù hợp, chúng ta còn chưa kể đến một rủi ro khác nữa là các khoản nợ đó biết đâu sẽ có một phần trở thành khoản nợ khó đòi gây tổn thất cho doanh nghiệp mình. Nên điều cần làm trong lúc này là song song với việc gia hạn các khoản tiền phải trả thì công ty nhanh chóng tìm biện pháp nào đó thu lại những khoản nợ này càng nhanh càng tốt để tránh những rủi ro không lường trước được cho công ty.

- Các khoản phải thu khác:

Chẳng hạn như khoản thu về cổ tức và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư vào các công ty cổ phần,…. Khoản phải thu này tăng khá nhiều trong năm 2007 lên đến 23 tỷ tương đương với 697%

Bảng 4: Tình hình biến động các khoản phải thu ĐVT: 1000đ (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản mục Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Phải thu khách hàng 7.600.752 1.960.343 9.653.917 -5.640.409 -74 7.693.574 392 2.Trả trước cho người bán

13.272.424 9.415.559 8.407.949 -3.856.865 -29 -1.007.610 -11 3. Phải thu nội bộ

4.110.496 -4.110.496 -100 4. Phải thu khác 3.311.439 26.404.792 7.990.363 23.093.353 697 - 18.414.429 -70 5. Dự phòng giảm giá khó đòi -3.633.791 -4.199.829 -4.014.085 -566.038 16 185.744 -4 Tổng Cộng 24.661.320 33.580.865 22.038.144 8.919.545 36 - 11.542.721 -34

nhưng lại giảm đến 18,4 tỷ tương đương với 70% so với năm 2007.

Khoản phải thu nội bộ:

Là phần vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty. Nhưng phần này tăng giảm không nhiều nên có ảnh hưởng nhỏ đến các khoản phải thu của công ty. Chỉ trong năm 2006 là 4,1 tỷ còn các năm còn lại đều bằng 0.

Như vậy trong khoản mục phải thu của công ty chỉ cần chú ý nhiều vào khoản phải thu khách hàng. Tạo thành nhiều vòng luân chuyển nợ cho nhiều khách hàng khác nhau. Từ đó có thể giúp cho công ty hạn chế được rủi ro không thu hồi được nợ từ khách hàng.

4.2.1.2. Tình hình biến động hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xem là nguồn lực dự trữ nhằm để đáp ứng các nhu cầu hoạt động kinh doanh bán hàng cho các khách hàng trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nên không thể đoán được rằng hàng tồn kho lớn sẽ có lợi cho công ty hay nhỏ sẽ có lợi hơn mà điều đó còn tùy thuộc vào năng lực tiêu thụ hàng của thị trường là mạnh hay yếu, sự biến động giá cả diễn ra như thế nào thì mới có thể trả lời cho câu hỏi trên được.

Bảng 5: Tình hình biến động hàng tồn kho ĐVT:1000đ Khoản mục Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Hàng tồn kho 1.893.717 411.903 12.279.070 -1.481.814 -78 11.867.167 2.881 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - -265.424 - -265.424 - 265..424 -100 Tổng 1.893.717 146.479 12.279.070 -1.747.238 -92 12.132.591 8.283 (Nguồn: Phòng kế toán)

Qua tình hình dự trữ hàng tồn kho sau 3 năm của công ty ta thấy năm 2007 có sự thuyên giảm đáng kể: so với năm 2006 giá trị hàng tồn kho là 1,8 tỷ đồng thì đến năm 2007 giảm chỉ còn 411 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 78%. Bước qua năm 2008 thì có sự gia tăng trở lại tăng rất lớn lên đến 12 tỷ đồng tương ứng với 2881%. Vì sao có sự thay đổi nhiều như vậy, để biết được điều đó ta hãy nhìn vào khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho: khoản mục này chỉ có trong năm 2007 còn các năm còn lại đều bằng 0. Điều này chứng tỏ rằng năm 2007 là

năm có nhiều biến động đối với các mặt hàng của công ty giá cả tăng giảm khó lường trước được. Cũng chính vì lẽ đó mà công ty không muốn nguồn hàng tồn kho dự trữ nhiều vì có thể sẽ đem lại những rủi ro về giá cả dẫn đến lỗ lả cho công ty, trong trường hợp này nếu dự trữ ít hàng hóa thì sẽ an toàn hơn. Thực tế này cho thấy rõ ràng là những điều mà chúng ta đã đề cập ở trên là đúng.

Trong nhiều trường hợp nếu khó dự đoán trước được nhu cầu thị trường trong tương lai thì việc giảm nguồn hàng tồn kho là biện pháp an toàn. Tuy nhiên cũng có thể chúng ta sẽ bỏ qua nhiều cơ hội nếu nhu cầu thị trường thay đôit theo chiều hướng tăng lên, từ đó dẫn đến việc giảm lợi nhuận của công ty xuống. Chính vì vậy công việc quản lí hàng tồn kho chỉ thật sự đạt hiệu quả tối ưu khi công ty có khả năng dự đoán tốt về nhu cầu tương lai của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng lĩnh vực

4.2.1.3. Tình hình biến động các tài sản lưu động khác.

Bảng 6: Tình hình biến động các loại tài sản ngắn hạn khác:

ĐVT: 1000đ Khoản mục Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Chi phí trả trước - 143.413 275.019 143.413 - 131.606 92 2. Tài sản ngắn hạn khác - 445.736 784.870 445.736 - 339.134 76 3. Tạm ứng 76.449 - - -76.449 -100 0 - Tổng 76.449 589.149 1.059.889 512.700 671 470.740 80 (Nguồn: Phòng kế toán)

Tài sản ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2006 đạt 76 triệu thì năm 2007 tăng đến 512 triệu đồng tăng 671% và năm 2008 lại tiếp tục tăng lên thành một con số lớn hơn là 1 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2007. Sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí trả trước và tài sản ngắn hạn tăng dần qua các năm còn phần tạm ứng thì chỉ có năm 2006 là đạt 76 triệu, qua các năm sau thì khoản này bằng 0.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)