Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

4.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. 4.2.1.1 Phân tích tình hình công nợ của công ty.

Phân tích tình hình công nợ của công ty thông qua việc phân tích, xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu, các khoản nợ phải trả để tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ chưa đòi được và các khoản phải trả mà chưa trả được (nếu có).

- Tình hình công nợ phải thu:

Qua bảng phân tích tình hình công nợ phải thu dưới đây, ta thấy công nợ phải thu của công ty biến động liên tục qua các năm. Công nợ phải thu năm 2007 là 8.859.772 ngàn đồng, mặc dù trong năm khoản phải thu khách hàng và khoản phải thu khác có giảm nhưng do khoản trả trước cho người bán tăng và đặc biệt khoản phải thu nội bộ tăng rất nhanh, cụ thể tăng 3.097.206 ngàn đồng, tức tăng 69,98% so với năm 2006 nên làm cho tổng các khoản phải thu năm 2007 tăng 2.901.308 ngàn đồng, tức tăng 48,69% so với năm 2006. Đến năm 2008, công nợ phải thu là 8.145.864 ngàn đồng, do khoản tăng lên của phải thu khách hàng và phải trả trước cho người bán lớn hơn khoản giảm đi của phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác nên đã làm cho công nợ phải thu của năm 2008 giảm 713.908 ngàn đồng, tức giảm 8,06% so với năm 2007.

Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

Phải thu của khách hàng 1.526.418 1.316.092 1.491.722 (210.326) -13,78 175.630 13,34

Trả trước cho người bán - 20.728 101.126 20.728 - 80.398 387,87

Phải thu nội bộ 4.425.746 7.522.952 6.552.012 3.097.206 69,98 (970.940) -12,91

Các khoản phải thu khác 6.300 - 1.004 (6.300) -100,00 1.004 -

Như vậy, ta thấy trong năm 2006, vốn của công ty đã bị khách hàng chiếm dụng khá nhiều, sang năm 2007 tình hình được cải thiện chút ít lại bị người bán chiếm dụng với số vốn 20.728 ngàn đồng. Bước qua năm 2008, khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và người bán chiếm dụng lại tăng thêm. Đây là dấu hiệu không tốt, xét về lâu dài, công ty phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, vì thế công ty cần cải thiện công tác thu hồi nợ để giảm rủi ro trong kinh doanh.

- Tình hình công nợ phải trả:

Nhìn vào bảng phân tích bên dưới, ta thấy công nợ phải trả của công ty đều tăng dần qua 3 năm. Năm 2007 công nợ phải trả là 823.216 ngàn đồng, tuy trong năm khoản phải trả, phải nộp khác có giảm nhưng giảm không nhiều trong khi các khoản mục trong nợ phải trả như: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài), phải trả công nhân viên, phải trả dài hạn khác đều tăng, tăng rất nhanh nên làm cho công nợ phải trả năm 2007 tăng 374.114 ngàn đồng, tức tăng 83,30% so với năm 2006. Đến năm 2008 công nợ phải trả là 1.078.695 ngàn đồng, tăng 255.479 ngàn đồng, tức tăng 31,03% so với năm 2007. Mặc dù trong năm khoản thuế phải nộp Nhà nước (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài) và phải trả dài hạn khác có giảm nhưng giảm không nhiều trong khi các khoản mục khác trong nợ phải trả lại tăng rất nhanh, nhất là khoản phải trả người bán, tăng 244.966 ngàn đồng, tăng 3,29 lần so với năm 2007.

Như vậy, ta thấy công ty đã để bị chiếm dụng vốn khá nhiều nên phải đi chiếm dụng vốn của người khác.

Bảng 9: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583 354.114 134,74 360.657 58,46

Phải trả người bán - 74.435 319.401 74.435 - 244.966 329,10

Người mua trả tiền trước 34.246 72.198 152.276 37.952 110,82 80.078 110,91

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế

giá trị gia tăng và thuế môn bài) 168.585 197.343 115.098 28.758 17,06 (82.245) -41,68

Phải trả công nhân viên 24.087 254.700 308.611 230.613 957,42 53.911 21,17

Phải trả, phải nộp khác 35.894 18.250 82.197 (17.644) -49,16 63.947 350,40

2. Nợ dài hạn 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

Phải trả dài hạn khác 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

- Mối quan hệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả:

Bảng 10: BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOẢN PHẢI THU VỚI KHOẢN PHẢI TRẢ

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Các khoản phải thu (A) 5.958.464 8.859.772 8.145.864

Các khoản phải trả (B) 449.102 823.216 1.078.695

Hệ số khái quát về công nợ

(A/B) (lần) 13,27 10,76 7,55

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Từ bảng số liệu trên, ta thấy qua 3 năm hệ số khái quát về công nợ đều lớn hơn 1 và giảm dần qua các năm. Điều này nói lên cứ 1 đồng công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác thì có lần lượt 13,27 đồng; 10,76 đồng và 7,55 đồng vốn bị người khác chiếm dụng. Vốn bị chiếm dụng giảm dần qua các năm nhưng số vốn bị chiếm dụng vẫn còn quá lớn trong khi khoản vốn công ty đi chiếm dụng luôn nhỏ hơn số phải thu, đây là dấu hiệu không tốt, bởi vì tình trạng này cứ kéo dài sẽ làm cho công ty thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ để cải thiện tình hình này.

- Vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu bên dưới, ta thấy số vòng thu hồi nợ tuy tăng dần qua các năm, nhưng lại tăng không nhiều, số vòng thu hồi nợ vẫn còn quá nhỏ. Cụ thể, năm 2006 là 0,89 vòng; năm 2007 là 2,57 vòng tăng 1,68 vòng vì trong năm tổng các khoản phải thu tăng rất nhanh so với năm 2006; sang năm 2008 là 2,97 vòng tăng 0,4 vòng. Điều này cho thấy, tốc độ thu hồi nợ nhanh dần qua các năm, công ty cần tiếp tụ tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa.

Bảng 11: BẢNG VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (A) 5.318.148 22.810.128 24.181.341

Số dư bình quân các

khoản phải thu (B) 5.958.464 8.859.772 8.145.864

Vòng quay các khoản

phải thu (A/B) (vòng) 0,89 2,57 2,97

- Kỳ thu tiền bình quân:

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Nhìn vào bảng số liệu bên dưới, ta thấy kỳ thu tiền bình quân giảm dần qua 3 năm nhưng để thu hồi được các khoản nợ vẫn phải mất một thời gian quá dài, cụ thể trong năm 2006 thời gian trung bình để thu hồi một khoản nợ phải mất 404 ngày, năm 2007 là 140 ngày, năm 2008 là 121 ngày. Nhìn chung tình hình thu nợ của công ty có bước tiến triển, công ty cần tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa để giảm kỳ thu tiền bình quân.

Bảng 12: BẢNG KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thời gian của kỳ phân tích 360 360 360

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 0,89 2,57 2,97

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 404 140 121

4.2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty.

Phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ số có liên quan: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ l ưu động, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền. Từ đó, đánh giá được khả năng thanh toán của công ty.

Bảng 13: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Nhu cầu

thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khả năng

thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1.Phải trả người bán - 74.435 319.401

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 523.644 188.675 505.879

2. Người mua trả

tiền trước 34.246 72.198 152.276 2. Các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864

3. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 168.585 197.343 115.098 3. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

4. Phải trả công nhân

viên 24.087 254.700 308.611 4. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 231.178 5. Phải trả, phải nộp khác 35.894 18.250 82.197 6. Phải trả dài hạn khác 186.290 206.290 101.112 Tổng cộng 449.102 823.216 1.078.695 Tổng cộng 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nhìn vào bảng số liệu bên trên, ta thấy tổng tài sản lưu động và nợ phải trả của công ty tăng dần qua các năm và tổng tài sản lưu động luôn thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua các năm có tiến triển. Tuy nhiên, các khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này không tốt lắm, đôi khi vốn bằng tiền của công ty không đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn vốn bằng tiền, bởi vì công ty có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ, hoặc đã xuất dùng hết hàng tồn kho cho các bộ phận phòng, nhà hàng, bếp… nhưng vẫn chưa thu được tiền cung cấp dịch vụ. Vì vậy, công ty xem xét lại công tác thu hồi nợ để làm giảm bớt rủi ro bằng cách làm các khoản phải thu.

- Hệ số thanh toán tổng quát:

Hệ số thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản lưu động tài trợ, nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là tốt.

Bảng 14: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN TỔNG QUÁT

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khả năng thanh toán 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nhu cầu thanh toán 449.102 823.216 1.078.695

Hệ số thanh toán tổng quát

(lần) 14,93 11,29 8,49

Tuy nhiên, hệ số này chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty do trong tổng số nợ cần thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn nên nhu cầu thanh toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả năng thanh toán của công ty được đánh giá không chính xác. Vì vậy, chúng ta cần phân tích

thêm những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình hình tài chính của công ty.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động:

Hệ số thanh toán nợ lưu động hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn hạn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới một năm. Vì vậy, dùng tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp.

Bảng 15: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán hiện

hành (lần) 25,52 15,07 9,37

Nhìn vào bảng số liệu ở trên, ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2006 là 25,52 lần; năm 2007 hệ số này là 15,07 lần giảm 10,45 lần so với năm 2006; sang năm 2008 hệ số này là 9,37 lần, giảm 5,7 lần so với năm 2007. Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất cao.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ ngắn hạn bởi vì hàng tồn kho có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn do hai nguyên nhân hàng tồn kho có khi bị ứ đọng không xuất dùng cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ được, có khi xuất được hàng tồn kho cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp.

Bảng 16: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán nhanh

(lần) 24,76 14,69 9,09

Qua 3 năm, hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 do lượng hàng tồn kho tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 24,76 lần; năm 2007 là 14,69 lần giảm 10,07 lần so với năm 2006; năm 2008 là 9,09 lần giảm 5,6 lần so với năm 2007. Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn cao, cho thấy công ty chủ động trong việc chi trả các khoản nợ, tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đến hạn thanh toán.

- Hệ số thanh toán bằng tiền.

Hệ số này so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn và mang tính đột xuất bằng tiền mặt.

Bảng 17: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn bằng tiền 523.644 188.675 505.879

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán bằng tiền

(lần) 1,99 0,31 0,52

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty biến động liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006, hệ số này là 1,99 lần; năm 2007 là 0,31

lần giảm 1,68 lần giảm mạnh so với năm 2006; sang năm 2008 là 0,52 lần tăng 0,21 lần so với năm 2007. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm, để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có lần lượt 1,99 đồng; 0,31 đồng và 0,52 đồng tiền mặt. Hệ số này tốt nhất là 0,5:1 đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường tại các doanh nghiệp, vì nếu hệ số này cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. So với tiêu chuẩn được đặt ra thì năm 2007, công ty không đủ tiền mặt để chi trả phân nửa các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần phải xem lại mức dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ đến hạn.

4.2.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.

4.2.2.1 Xét vốn lưu động thường xuyên.

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn. Hoặc Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ lưu động.

Bảng 18:BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản lưu động 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nợ lưu động 262.812 616.926 977.583

Vốn lưu động thường xuyên 6.443.433 8.681.226 8.185.831

Qua 3 năm, ta thấy tài sản lưu động luôn lớn hơn và lớn hơn rất nhiều so với nợ lưu động, biểu hiện là vốn lưu động thường xuyên luôn luôn dương và biến động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)