0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 43 -48 )

Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích kết báo cáo quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty thông qua đối chiếu các số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008, dựa vào đó ta sẽ phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của công ty, chi phí nào thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, mức độ kiểm soát chi phí của công ty, dự đoán xu hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được trong ba năm vừa qua.

Dựa vào bảng phân tích 5, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều dương và cao hơn so với năm trước. Năm 2007 tăng 6.907.896 ngàn đồng so với năm 2006, tăng gấp 3,44 lần; năm 2008 tăng 1.076.294 ngàn đồng so với năm 2007, tỉ lệ tăng 12,07%, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận kinh doanh tăng, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 5.333.693 22.832.382 24.192.907 17.498.689 328,08 1.360.525 5,96 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 15.545 22.254 11.566 6.709 43,16 (10.688) -48,03 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 5.318.148 22.810.128 24.181.341 17.491.980 328,91 1.371.213 6,01 4. Giá vốn hàng bán 3.224.570 13.360.406 12.449.416 10.135.836 314,33 (910.990) -6,82 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 2.093.578 9.449.722 11.731.925 7.356.144 351,37 2.282.203 24,15 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.135 14.352 13.117 11.217 357,80 (1.235) -8,61 7. Chi phí tài chính 1.082 574 6.104 (508) -46,95 5.530 963,41 Trong đó: chi phí lãi vay - - - - 8. Chi phí bán hàng - - - - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 168.913 568.343 1.777.217 399.430 236,47 1.208.874 212,70 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

12. Chi phí khác 806 84.968 - 84.162 10441,9 (84.968) -100,00 13. Lợi nhuận khác 78.875 18.332 28.062 (60.543) -76,76 9.730 53,07 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.005.593 8.913.489 9.989.783 6.907.896 344,43 1.076.294 12,07 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.005.593 8.913.489 9.989.783 6.907.896 344,43 1.076.294 12,07

- Phân tích biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2006 – 2008 đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 gấp 3,28 lần tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 5,96%. Năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 22.832.382 ngàn đồng, tăng 17.498.689 ngàn đồng so với năm 2006, ta có thể kết luận rằng trong năm 2007 khách sạn đã cung cấp một số lượng lớn sản phẩm dịch vụ. Điều này chứng tỏ các dịch vụ tại khách sạn ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng qua sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Đến năm 2008 – năm du lịch quốc gia - nhưng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 24.192.907 ngàn đồng, tăng 1.360.525 ngàn đồng, tăng không đáng kể so với năm 2007 do khách hàng của khách sạn đa số là khách cũ năm 2007 nên số lượng đơn đặt phòng không dao động nhiều. Mặc dù vậy chúng ta vẫn thấy được tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn qua các năm là tốt, khách sạn đã xây dựng được thương hiệu và uy tín cho du khách trong và ngoài nước.

- Phân tích biến động của các khoản giảm trừ doanh thu:

Năm 2007, do khoản giảm trừ doanh thu tăng 6.709 ngàn đồng, tăng 43,16% so với năm 2006 làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với doanh thu ban đầu ghi nhận, do trong năm khách sạn muốn thu hút thêm khách hàng nên đã đưa ra nhiều dịch vụ mới, giảm giá một số dịch vụ đối với những khách hàng quen thuộc, có mối quan hệ lâu năm với khách sạn, gởi những ấn phẩm kèm theo… Đồng thời, với một số lượng lớn khách hàng như thế thì không tránh khỏi sự bất cẩn, thiếu sót trong công việc của một số nhân viên mới trong khách sạn. Năm 2008, khoản giảm trừ này là 11.566 ngàn đồng, giảm 10.688 ngàn đồng, tức giảm 48,03% so với năm 2007, điều này cho thấy khách sạn có chú ý hơn trong việc kiểm soát các khoản làm giảm trừ doanh thu.

- Phân tích biến động của giá vốn hàng bán:

Chi phí hàng bán thường chiếm tỉ trọng từ 50% đến 60% tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được khách sạn phải bỏ ra khoảng 50 đến 60 đồng giá vốn hàng bán, chi phí này có thể

chấp nhận được. Năm 2007, chi phí hàng bán tăng nhanh nhất, tăng 10.135.836 ngàn đồng, tăng gấp 3,14 lần so với năm 2006. Năm 2008, chi phí hàng bán giảm nhưng không đáng kể, giảm 910.990 ngàn đồng, giảm 6,82% so với năm 2007. Chi phí hàng bán tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng khách hàng của khách sạn.

Nhìn chung, tốc độ tăng của chi phí hàng bán không tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ khá cao. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là 9.449.722 ngàn đồng, tăng 7.356.144 ngàn đồng, tăng gấp 3,51 lần so với năm 2006, sang năm 2008 là 11.731.925 ngàn đồng, tăng 2.282.203 ngàn đồng, tăng 24,15% so với năm 2007.

- Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm, tăng nhanh nhất vào năm 2008. Năm 2007, chi phí này là 568.343 ngàn đồng, tăng 399.430 ngàn đồng so với năm 2006, sang năm 2008 chi phí này là 1.777.217 ngàn đồng, tăng 1.208.874 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do chi phí tiếp khách, chi phí mua sắm máy tính, máy lạnh, bàn ghế… trang bị cho các phòng, ban chức năng trong năm tăng cao.

- Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Do những khoản thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính lớn hơn những khoản chi ra trong năm nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều lớn hơn không và tăng dần qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 8.895.157 ngàn đồng, tăng 6.968.439 ngàn đồng, tăng gấp 3,61 lần so với năm 2006. Năm 2008 là 9.961.721 ngàn đồng, tăng 1.066.564 ngàn đồng, tăng 11,99% so với năm 2007. Điều này cho thấy khách sạn đã kiểm soát được chi phí khá tốt qua các năm, cần phát huy hơn nữa nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho khách sạn.

- Phân tích lợi nhuận khác:

Do thu nhập khác lớn hơn chi phí khác trong năm nên làm cho lợi nhuận khác qua các năm đều lớn hơn không, nguyên nhân chủ yếu do khoản thu nhập từ bán phế liệu, thu do khách hàng bồi thường tiền vi phạm hợp đồng và một số khoản thu khác, góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế của khách sạn. Lợi nhuận khác năm

2007 là 18.332 ngàn đồng, giảm 60.543 ngàn đồng, giảm 76,76% so với năm 2006; sang năm 2008, lợi nhuận khác là 28.062 ngàn đồng, tăng 9.730 ngàn đồng, tăng 53,07% so với năm 2007.

- Phân tích lợi nhuận trước thuế:

Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của khách sạn đều dương và tăng dần qua các năm, tăng nhanh nhất vào năm 2007. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 8.913.489 ngàn đồng, tăng 6.907.896 ngàn đồng, tăng gấp 3,44 lần so với năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 9.989.783 ngàn đồng, tăng 1.076.294 ngàn đồng, tăng 12,07% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của khách sạn khá ổn định, tạo được niềm tin cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và người bên ngoài khách sạn khi tham gia đầu tư góp vốn.

Trước đây, khoản thuế TNDN của chi nhánh là do tổng công ty nộp vì định kỳ các chi nhánh phải nộp các báo cáo tài chính về tổng công ty hạch toán nên tại các chi nhánh của công ty không nộp thuế. Vì công ty tiến hành cổ phần hóa, được miễn thuế TNDN trong vòng 3 năm từ năm 2006 – 2008 nên khoản thuế TNDN đều bằng không qua 3 năm. Do đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế từ năm 2006 – 2008 là bằng nhau, các khoản thuế phải nộp Nhà nước của công ty chỉ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 43 -48 )

×