Phân tích tình hình nguồn vố n

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (Trang 41 - 44)

3. Ý nghĩa khoa họ c, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:

4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vố n

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến

động của nguồn vốn. Các nhà phân tích phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc có thể xác định được những khó khăn mà công ty gặp phải trong việc huy động vốn. Việc tổ chức huy

động vốn trong kì của công ty như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không? Chúng ta cùng đi vào phân tích tình hình nguồn vốn thông qua bảng số liệu 03. * N phi trBng 03: TÌNH HÌNH N PHI TR NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lch 2007/2006 Chênh lch 2008/2007 Ch tiêu N2006ăm N2007ăm N2008ăm Giá tr % Giá tr % I. Nợ ngắn hạn (NH) 291.128 289.818 350.034 (1.310) (0) 60.216 21 1. Vay và nợ NH 167.870 43.430 8.455 (124.440) (74) (34.975) (81) 2. Phải trả người bán 18.478 55.642 74.983 37.164 201 19.341 35 3. Người mua trả tiền trước 169 293 506 124 73 213 73 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 357 2.355 9.299 1.998 560 6.944 295 5. Phải trả người lao động 32.548 40.456 55.353 7.908 24 14.897 37 6. Chi phí phải trả 40.892 108.584 186.748 67.693 166 78.163 72 7. Các khoản phải trả, NH khác 30.814 39.058 14.689 8.244 27 (24.369) (62) II. Nợ dài hạn (DH) 21.278 814 15.132 (20.464) (96) 14.318 1.760 1. Phải trả DH khác 21.018 47 17 (20.971) (100) (29) (63) 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 260 767 15.115 507 195 14.348 1.871 Tổng nợ phải trả 312.406 290.631 365.166 (21.774) (7) 74.534,90 26

( Ngun: Phòng Qun tr tài chính ca Công ty Dược Hu Giang)

Khon mc n ngn hn

Qua bảng số liệu ta thấy nợ ngắn hạn tương đối ổn định trong hai năm 2006 và 2007, nhưng có xu hướng tăng trong năm 2008, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 21%. Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng không phải do đi vay ngắn hạn ngân hàng mà do những nguyên nhân sau:

Qua ba năm lượng thành phẩm công ty làm ra để phục vụ nhu cầu thị

trường càng nhiều, để phục vụ cho việc sản xuất ngày càng tăng thì công ty cần mua nguyên vật liệu, công cụ, thiết bị nhiều. Do Dược Hậu giang là công ty lớn và có uy tín, công ty mua hàng với số lượng nhiều nên được nhà cung cấp trong và ngoài nước ưu tiên cho kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và công ty đã tận dụng nguồn vốn này. Do đó, khoản phải trả cho người bán tăng qua ba năm.

Đồng thời việc sản xuất nhiều tất nhiên kéo theo khoản tiền phải trả cho công nhân viên, khoản chi phí phải trả cho tiền điện, nước, điện thoại tăng lên.

Doanh thu về bán hàng của công ty liên tục tăng qua ba năm, do đó những khoản phải chi cho Đại lý, Chi nhánh nên khoản chi hoa hồng bán đúng giá cũng tăng theo.

Doanh thu về bán hàng liên tục tăng nên lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên, điều này gắn liền với việc làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước cũng tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng của hàng hóa trong nước, thuế

thu nhập cá nhân đều tăng.

Như vậy, nợ ngắn hạn qua ba năm có xu hướng tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ. Nợ ngắn hạn tăng nhưng không phải do công ty đi vay nợ, mà những khoản chậm thanh toán cho khách hàng và người lao động, những khoản nợ này công ty không phải trả lãi. Công ty không cần đi vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đủđể đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

Khon mc n dài hn

Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2007 tốc độ giảm của khoản mục này tới 96%, nhưng đến năm 2008 thì khoản mục này lại tăng lên với tốc độ 1.760%. Khoản mục này biến động giảm tăng là do:

Trong năm 2007 do công ty có chính sách chuyển hình thức quảng cáo tiếp thị sang việc tài trợ trang bị cơ sở vật chất cho những bệnh viện, trường học nên công ty không chi cho khoản chi phí câu lạc bộ khách hàng. Đồng thời do công ty đã cổ phần hóa được ba năm nên khoản góp vào quỹ hỗ trợ cổ phần hóa không còn, hai khoản chi này mỗi khoản lên tới 10.000 triệu đồng. Điều này làm cho khoản phải trả dài hạn giảm 100%.

Năm 2008 công ty có chính sách quan tâm đặc biệt tới người lao động, vì công ty lo ngại diễn biến của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới, nên công ty

đã lập dự phòng mất việc lên đến 15.115 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 1.871%. Điều này làm cho nợ dài hạn tăng 1.760% so với năm 2007.

Như vậy, vay nợ ngắn hạn của công ty qua ba năm giảm mạnh, điều này thể hiện cơ cấu tài chính ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Tuy tổng nợ phải trả có tăng nhưng tăng lên là do những khoản chi để phục vụ nhu cầu sản xuất và chính sách quan tâm tới nhân viên trong công ty của Dược Hậu giang.

* Tng ngun vn ch s hu Bng 04: TÌNH HÌNH VN CH S HU NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ch Ch tiêu N2006ăm N2007ăm N2008ăm Giá tr % Giá tr% I. Vốn chủ sở hữu 161.306 635.748 758.146 474.442 294 122.398 19 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.000 200.000 200.000 120.000 150 0.00 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 378.761 378.761 378.761 0 0.00 0 3. Cổ phiếu quỹ 0 0 (292) 0 0 (292) 0 4. Quỹđầu tư phát triển 52.598 33.806 20.975 (18.792) (36) (12.831) (38) 5. Quỹ dự phòng tài chính 11.795 21.962 21.962 10.167 86 0.00 0

6. LN sau thuế chưa phân phối 16.913 1.219 136.740 (15.695) (93) 135.522 19

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 9.135 15.829 (5.199) 6.694 73 (21.028) (133)

1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9.135 15.829 (5.199) 6.694 73 (21.028) (133)

TỔNG NGUỒN VCSH 170.441 651.577 752.947 481.136 282 101.370 16

( Ngun: Phòng Qun tr tài chính ca Công ty Dược Hu Giang)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn có xu hướng tăng, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh 282% vào năm 2007 và tăng chậm lại trong năm 2008 chỉ tăng 16%. Ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu nếu có xu hướng tăng là điều tốt, nhưng nếu cứ tăng theo tốc độ nhanh thì sẽ không có lợi cho công ty, vì chi phí lãi đi vay sẽđược tính vào chi phí hợp lí của công ty, điều này sẽ có lợi cho lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty biến động là do:

Trong năm 2007

Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động mở rộng qui mô sản xuất của công ty, Công ty đã huy động vốn bằng việc phát hành thêm 12.000.000 cổ phiếu ra công

chúng với mệnh giá là 10.000 đồng trên một cổ phiếu và vốn đầu tư của nhà nước lên 200.000 triệu đồng, lúc này công ty không cần đi vay ngắn hạn, vì lúc này lãi suất bên ngoài rất cao. Công ty sẽ phải trả một khoản lãi lớn cho việc đi vay để mở rộng qui mô sản xuất.

Doanh thu của công ty tăng mạnh trong năm 2007 do đó lợi nhuận giữ lại

để trích lập quỹ dự phòng tài chính lên đến 21.962 triệu đồng, tăng 86% so với năm 2006. Điều này cũng giải thích tại sao lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 93%.

Dược Hậu giang đang rất phát triển nên các nhà đầu tư bên ngoài đều muốn đầu tư vào công ty, do vậy trong năm 2007 với việc phát hành cổ phiếu phổ thông ra công chúng, giá bán của một cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với mệnh giá nên số tiền chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá bán ra tổng cộng lên tới 378.761 triệu đồng. Điều này đã tác động tích cực lên vốn chủ sở hữu.

Trong năm 2008 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng với tốc độ ổn

định lại, vì lúc này qui mô của công ty đã thực sựđược mở rộng, sản xuất đi vào

ổn định. Công ty không phát hành thêm cổ phiếu và huy động thêm vốn góp của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho các chủ sở hữu và để đảm bảo cân bằng trong cơ cấu vốn.

Như vậy, vốn chủ sở hữu của công ty tăng với tốc độ nhanh sau đó tăng với tốc độ chậm lại là hoàn toàn phù hợp với chính sách mở rộng thị trường và qui mô sản xuất của công ty. Đồng thời đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)