3. Ý nghĩa khoa họ c, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:
4.1. Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty
Các nhà quản trị của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài muốn biết chính xác hiệu quả hoạt động của công ty trong một kì kinh doanh như thế nào, thì cần đi vào phân tích, đánh giá, xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản trên bảng cân đối kế toán một cách khoa học và hợp lí, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà phân tích biết được việc phân bổ và đầu tư vào tài sản của công ty đã hợp lí chưa? Đồng thời có thể biết được việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả không? Để biết được những điều này chúng ta đi vào phân tích bảng tình hình tài sản. * Tài sản ngắn hạn Bảng 01: TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007ệch TÀI SẢN Năm 2006 N2007 ăm N2008 Giá trăm ị % Giá trị %
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49
1. Tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49
II.Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 0 51.955 2.337 51.955 0 (49.619) (96)
1. Đầu tư ngắn hạn 0 51.955 3.741 51.955 0 (48.214) (93)
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0 (1.404) 0 0 (1.404) 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 166.440 257.382 302.876 90.942 55 45.494 18
1. Phải thu khách hàng 154.257 235.439 220.594 81.181 53 (14.845) (6) 2. Trả trước cho người bán 11.263 2.562 28.699 (8.701) (77) 26.136 1.020 3. Các khoản phải thu khác 1.419 19.381 69.246 17.961 1.265 49.865 257 4. Dự phòng phải thu NH khó đòi (500) 0 (15.663) 500 (100) (15.663) 0 IV. Hàng tồn kho 121.353 230.279 303.921 108.926 90 73.642 32 1. Hàng tồn kho 121.853 230.279 303.921 108.426 89 73.642 32 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (500) 0 0 500 (100) 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 6.755 4.220 5.758 (2.535) (38) 1.538 36 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2.934 980 657 (1.954) (67) (323) (33)
2.Thuế và các khoản khác phải thu NN 466 0 56 (466) (100) 56 0
3.Tài sản ngắn hạn khác 3.356 3.240 5.045 (116) (3) 1.806 56
Tổng tài sản ngắn hạn 329.550 673.787 808.808 344.237 104 135.021 20
Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng qua ba năm, cụ thể: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 344.237 triệu đồng, tức tăng 104%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 135.021 triệu đồng, tức tăng 20%. Tài sản lưu động tăng là do những chỉ tiêu sau:
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Khoản mục tiền tăng chủ yếu là do tiền gởi ngân hàng, tiền gởi ngân hàng của công ty năm 2006 là 14.625 triệu đồng, năm 2008 là 172.987 triệu đồng. Đồng thời lượng tiền mặt tăng nhẹ, tiền mặt tại quỹ năm 2008 là 20.929 triệu đồng, tăng 9.429 triệu đồng so với năm 2006. Tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ
tăng là do:
Sự tăng lên của doanh thu do bán việc bán dược phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu trong ba năm 2006, 2007 và năm 2008 nên lượng tiền thu từ Đại lý, chi nhánh, hiệu thuốc của Dược Hậu giang tăng lên làm cho lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên. Trong đó, các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc chủ yếu thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Việc thanh toán bằng chuyển khoản rất có lợi vì có thể đảm bảo được an toàn và nhanh chóng, đồng thời công ty cũng có thêm khoản thu nhập từ khoản tiền lãi, đồng thời cũng dễ
dàng hơn khi công ty thanh toán cho những khoản phải trả.
Lượng tiền trong năm 2007 tăng mạnh do công ty tiến hành bán cổ phiếu. Lượng tiền tăng do thu lãi từ việc đầu tư vào cổ phiếu, thu lãi từ khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm.
Công ty thu được tiền do việc bán phế liệu, thanh lý máy móc, phương tiện vận tải cũ.
Như vậy, khoản mục tiền có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm lại trong năm 2008 và như vậy là hợp lí vì với lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt như vậy mới đáp ứng được nhu cầu mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu sản xuất, chi lương cho công nhân và những khoản chi phí khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2007 và giảm tới 96% trong năm 2008. Khoản đầu tư
ngắn hạn của công ty bao gồm: khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm và
đầu tư vào cổ phiếu. Khoản đầu tư ngắn hạn biến động mạnh là do:
Trong năm 2007, lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2007 là rất cao, có lúc tiền gởi kì hạn dưới một năm với mức lãi suất lên đến 18%/năm. Doanh thu bán hàng của công ty lại tăng mạnh trong năm 2007 làm cho lượng tiền thanh toán qua ngân hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc tăng mạnh. Năm 2007 tiền gởi ngân hàng của công ty lên đến 50.000 triệu đồng. Do đó, với số lượng tiền lớn như vậy, nếu công ty để ở dạng tiền gởi thanh toán thì tiền lãi mà công ty nhận được từ lượng tiền gởi này sẽ rất thấp. Do vậy, với việc đầu tư
tiền gởi có kì hạn dưới một năm công ty có thêm phần thu nhập từ tiền lãi này,
đồng thời khi cần thiết công ty vẫn có thể rút tiền ra để thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, trong năm 2007 công ty bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, với số tiền
đầu tư vào cổ phiếu là 1.955 triệu đồng. Như vậy, việc lãi suất tăng cao và việc
đầu tư vào cổ phiếu đã làm cho khoản đầu tư ngắn hạn tăng mạnh.
Trong năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu ổn định và xuống thấp nên công ty bắt đầu chuyển qua dạng tiền gởi thanh toán, một mặt để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chi trong năm 2008 như: công ty phải chi trả
cổ tức và công ty phải trả tiền trước cho một số hợp đồng đặt mua hàng của công ty nước ngoài nên khoản phải trả trước cho người bán tăng 1.020% trong năm 2008. Mặt khác, trong năm 2008 công ty chuyển sang đầu tư dài hạn, các khoản
đầu tư vào cổ phiếu dài hạn tăng 96%, đầu tư vào công ty con và công ty liên kết tăng tới 600%, cụ thể công ty đã đầu tư vào: công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV In bao bì Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV Dược phẩm CM, công ty TNHH MTV HT pharma.
Như vậy, việc đầu tư ngắn hạn của công ty tuy có sự biến động không ổn
định nhưng sự biến động trong các khoản đầu tư tài chính như vậy là phù hợp với sự biến động của tình hình tài chính chung cũng như nhu cầu về vốn lưu động như: có thể thanh toán cho những khoản phải trả như nhập khẩu của công ty.
Khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2007 tăng mạnh nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.
Khoản mụccác khoản phải thu ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua ba năm nhưng tăng mạnh vào năm 2007 tăng 55%, sau đó tăng chậm lại vào năm 2008 là 18%. Tỷ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, trung bình chiếm tỷ trọng 29% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn biến động là do những nguyên nhân sau:
Khoản phải thu khách hàng: doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng lên. Công ty đang có chính sách mở rộng thị trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài nên công ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên khoản phải thu của khách hàng tăng 53% trong năm 2007, đến năm 2008 thì thị
trường của công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay vào đó công ty khuyến khích các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nhanh chóng thanh toán tiền hàng bằng cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công ty cho hưởng chiết khấu thanh toán tiền mặt là 1%. Để giảm bớt việc khách hàng chậm thanh toán công ty nên tăng chiết khấu lên 2% hoặc 3%.
Khoản trả trước cho người bán: trong năm 2007 khoản trả trước cho người bán giảm là do năm 2006 công ty đã trả tiền cho việc nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nên năm 2007 công ty vẫn còn sử dụng nguồn nguyên vật liệu này và không đặt mua thêm nữa. Nhưng đến năm 2008 thì công ty lại bắt đầu kí hợp
đồng nhập dược liệu từ những nhà cung cấp bên ngoài nên công ty phải trả tiền trước cho những nhà cung cấp này.
Khoản phải thu khác: năm 2007 công ty đã chi hộ tiền xây dựng cho công ty TNHH Him Lam – đây là công ty liên kết của Dược Hậu Giang nên công ty đã chi hộ cho công ty Him Lam - và phải thu tiền hàng của một số chi nhánh chưa nộp tiền hàng nên khoản phải thu khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.961 triêu đồng, tức 1.265%. Đến năm 2008 công ty Him Lam đã trả hết tiền và công ty cũng đã thu được hết tiền hàng từ các chi nhánh, nhưng thay vào đó công ty phải đã trả cổ tức là 49.984 triệu đồng.
Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2007 nhưng tăng chậm lại vào năm 2008. Các khoản phải thu tăng nhưng có xu hướng chậm lại là dấu hiệu tốt. Công ty cần có biện pháp đối với việc thu tiền hàng của các chi nhánh và hạn chế trả tiền hàng trước cho người bán vì điều này có thể dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn.
Khoản mục hàng tồn kho
Qua bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho qua ba năm có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng chậm lại tăng 32%. Hàng tồn kho ở đây chủ yếu là thành phẩm, hàng hóa mua đang đi đuờng và nguyên liệu, vật liệu để sản xuất dược. Nguyên nhân của sự tăng này là do:
Qui mô sản xuất của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, nên lượng thành phẩm làm ra nhiều, để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Lượng thành phẩm trong kho năm 2007 là 96.235 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 49.447 triệu đồng, tương ứng tăng 106%. Đến năm 2008 lượng thành phẩm trong kho chỉ tăng 12.139 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 13%.
Đểđáp ứng nhu cầu sản xuất thì công ty cần dự trữ một lượng lớn nguyên liệu, vật liệu, đồng thời với lượng nguyên vật liệu có sẵn trong kho công ty có thể
tránh được sự biến động giá cả nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong kho năm 2007 tăng so với năm 2006 là 40%, năm 2008 tăng 46% so với năm 2007.
Hàng hóa mua đường năm 2007 là 36.547 triệu đồng.
Như vậy, khoản mục hàng tồn kho năm 2007 tăng 90% là do lượng hàng hóa công ty mua đang đi trên đường, bên cạnh đó còn do lượng thành phẩm tồn trong kho và lượng nguyên vật liệu.
Như vậy, hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn qua ba năm đều biến động theo xu hướng tăng, nên làm cho tổng tài sản ngắn hạn liên tục tăng, năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 là 104% và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 20%. Tài sản lưu động tăng mạnh trong năm 2007 là để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường của công ty. Đến năm 2008 thì việc mở rộng của công ty đi vào ổn định, nên tài sản lưu động chỉ tăng nhẹ. Do
* Tài sản dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản dài hạn của công ty biến đổi theo xu hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng chậm lại. Tài sản dài hạn tăng là do một số khoản mục sau:
Bảng 02: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị %
I. Các khoản phải thu dài hạn 200 114 72 (86) (43) (43) (37)
1. Phải thu dài hạn khác 200 114 72 (86) (43) (43) (37) II. Tài sản cố định 148.142 228.781 222.975 80.640 54 (5.806) (3) 1. Tài sản cốđịnh hữu hình 81.119 111.295 103.817 30.176 37 (7.477) (7) Nguyên giá 115.899 168.878 185.976 52.979 46 17.098 10 Giá trị hao mòn lũy kế (34.779) (57.583) (82.158) (22.804) 66 (24.575) 43 2. Tài sản cốđịnh vô hình 62.047 105.273 117.155 43.225 70 11.883 11 Nguyên giá 62.047 105.546 117.805 43.499 70 12.258 12 Giá trị hao mòn lũy kế 0 (274) (649) (274) 0 (376) 137 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.975 12.214 2.003 7.239 146 (10.211) (84)
III. Các khoản ĐT tài chính DH 1.609 38.225 84.547 36.616 2.276 46.322 121
1. Đầu tư vào công ty con 0 2.550 17.850 2.550 0 15.300 600
2.Đầu tư vào cty liên kết, liên doanh 0 0 3.600 0 0 3.600 0
3. Đầu tư dài hạn khác 1.609 35.675 70.097 34.066 2.117 34.422 96
4. Dự phòng giảm giá ĐT tài chính DH 0 0 (7.000) 0 0 (7.000) 0
IV. Tài sản dài hạn khác 3.346 1.301 1.712 (2.046) (61) 411 32
1. Chi phí trả trước dài hạn 3.346 0 257 (3.346) (100) 257 0
2. Tài sản dài hạn khác 0 1.301 1.455 1.301 0 154 12
Tổng tài sản dài hạn 153.297 268.421 309.306 115.125 75 40.884 15
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)
Khoản mục các khoản phải thu dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy khoản phải thu dài hạn liên tục giảm qua ba năm, khoản này giảm qua ba năm là do công ty đã thu hồi được hết những khoản tiền do việc công ty chi trả hộ một số khoản xây cất của bệnh viện, trường học. Khoản phải thu dài hạn này giảm là tốt vì công ty có thể thu hồi vốn nhanh và quay vòng đồng vốn này.
Khoản mục tài sản cốđịnh
Khoản mục tài sản cốđịnh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, tài sản cố định tăng 54% trong năm 2007 nhưng năm 2008 lại giảm 3%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Sự tăng mạnh của tài sản cốđịnh năm 2007 là do:
Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao hiệu quả
hoạt động nên trong năm công ty đã mua sắm mới một số máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng hoàn thành trị giá 54.761 triệu đồng, thêm vào đó công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, nên công ty đã mua mới một số phương tiện vận tải
để phục vụ cho nhu cầu phân phối sản phẩm. Do đó, đã làm cho tài sản cố định hữu hình năm 2007 tăng so với năm 2006 là 37%.
Để nâng cao hiệu quả quản lí, đặc biệt là nhằm khuyến khích các bệnh viện sử dụng sản phẩm thuốc của Dược Hậu giang, nên năm 2007 công ty bắt
đầu trang bị phần mềm cho công ty và có kế hoạch trang bị phần mềm cho một số bệnh viện. Hiện nay Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ đang sử dụng phần mềm do Dược Hậu giang trang bị. Giá trị phần mềm công ty trang bị trị giá 976 triệu đồng, đồng thời công ty cũng trang bị thêm mặt bằng trị giá 104.570 triệu
đồng để mở rộng qui mô sản xuất. Điều này làm cho tài sản cốđịnh vô hình tăng mạnh, tăng 70% so với năm 2006.
Trong năm công ty đang tiến hành xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO – GMP, và máy móc, thiết bị đang chạy thử để đưa vào sử dụng cho nhà máy, nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng 146% so với năm 2006.
Như vậy, năm 2007 tài sản cố định tăng 54% là để đáp ứng nhau cầu mở