QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH
5.8 CÁCH CHỐNG RUỒ
Hố xí là nơi hấp dẫn cho sự gia tăng quần thể ruồi phát triển, đặc biệt là ruồi nhà (House Fly - Musca domestica). Ruồi cũng thích đến sinh sôi ở các nơi chứa rác, nơi chứa phân và nơi có xác chết động vật đang thối rữa. Tùy theo nhiệt độ và độẩm, một con ruồi cái có thể đẻ mỗi lứa từ 75 - 150 trứng và cả đời của nó có thểđẻ 900 trứng. Trứng nở thành dòi, trong điều kiện nhiệt đới nóng và
ẩm như ở Việt Nam, dòi sau 3 ngày đến 1 tuần có thể chuyển hóa thành ruồi. Ruồi trưởng thành có thể truyền tải nhiều mầm bệnh bằng nhiều cách: từ các lông
ở chân và lông trên cơ thể của chúng, hoặc bởi sự nôn ợ thức ăn hoặc bằng phân của chúng. Bệnh tật từ ruồi truyền dẫn khá nhiều, có thể kể ra như sốt thương hàn (typhoid fever), phó thương hàn (paratyphoids), bệnh tả (cholera), bệnh lỵ
hình que (bacillary dysentery), tiêu chảy trẻ con (Infantile diarrhoea), bệnh mắt hột (trachoma), bệnh bại liệt (poliomyelities), bệnh ghẻ cóc (yaws), bệnh lỵ amip
(amoebic dysentery) và các vật ký sinh trùng (parasitic organisms) khác.
Hình 5.12: Ruồi nhà
Hố xí do vậy cần xây dựng và bảo quản nhằm ngăn cản sự xâm nhập của ruồi gây bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp sau có thể hạn chế ruồi: biện pháp cơ
học, biện pháp nhiệt, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học.
• Biện pháp cơ học: màu tối thường hạn chế sự tập trung ruồi nhiều hơn
màu sáng. Đối với các hố chứa phân sâu và tối thì ruồi cũng khó xâm nhập.
Ở các lỗ thông của hố xí phải có nắp đậy hoặc lưới bọc (Hình 5.13). Có thể làm một cái bẫy ruồi ở ngay các lỗ của hố xí như hình 5.14, 5.15. Co chữ T Ống thông khí phóng lớn Lưới ngăn ruồi Ống thông khí Mái nhà vệ sinh Hình 5.13: Làm lưới ngăn ruồi ởống thông hơi --- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 88
Cách làm một cái bẫy ruồi đơn giản bằng chai nhựa PET, có thể dùng để hướng dẫn học sinh phổ thông, phụ nữ nông thôn, nông dân thực hiện. (Xem hình,
nguồn: http://www.smm.org/sln/tf/t/2literbottle/2literbottle.html)
Vật liệu:
• 01 bình nhựa PET (loại đựng nước ngọt) loại 2 lít. • 01 cái kéo lớn
• 01 đoạn dây kẽm khoảng 40 cm • 01 cây đinh 5 phân
• 01 bã mồi (thịt cá, trái cây ngọt, … nhúng ít nước)
Thực hiện: Khoét 1 lỗ trên nắp Bẫy ruồi bằng chai nhựa Dây kẽm để treo Ruồi bị bã mồi hấp dẫn, cố vượt qua khe hở của nắp để tiến vào lòng bình và kẹt lại ở trong bình Bã mồi Lật ngửa phần cắt, gắn ngược vào bình, dùng cây đinh khoét 2 lỗ đối diện và xỏ dây kẽm buộc vào để treo lên Cắt theo đường đứt nét (khoảng 1/3 chiều cao bình)
Hình 5.14: Tạo một bẫy ruồi đơn giản
• Dùng kéo cắt khoảng 1/3 chiều cao bình nhựa như hình 5.14; • Bỏ vào đáy bình các thứ bã mồi (nên nhúng ít nước);
• Lật ngửa phần miệng bình vừa mới cắt, gắn ngược vào thân bình, khoét 1 lỗ nhỏ có đường kính chừng 4 mm, hoặc bóp miệng chai nhựa nhỏ lại, sao cho khoang hở ở miệng chai chừng 4 mm (dùng dây kẽm để cố định khoảng hở), miệng chai có tác dụng như một cái "lờ bắt cá".
• Dùng cây đinh để khoét 2 lỗ nhỏ đối diện nhau và dùng cọng dây kẽm để
làm một cái quai treo nơi có ruồi (nên treo trong bóng râm). • Để bã mồi vào đáy chai.
Diệt ruồi:
• Ruồi bị hấp dẫn bởi mùi của bã mồi, chun vào chai vào bay lòng vòng bên trong thân chai mà không đi ngược miệng ra.
• Để khoảng 2 tuần lễ, có thể thấy trứng và nhộng ruồi phát triển trong bình. Khi ruồi bị bẫy khá nhiều thì có thể cho 1 vài cục nước đá nhỏ vao thân chai, ruồi sẽ bịướt và lạnh mà chết.
• Làm vài ba lần thì nên vệ sinh bẫy ruồi.
--- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 89
Đối với các hầm chứa phân để bên ngoài nhà vệ sinh, ta cóthể làm một bẫy ruồi như hình dưới, dùng lưới ngăn muỗi để bọc khung ngoài và khung hình chóp.
Hình 5.15: Bẫy ruồi đặt trên hầm chứa phân (Nguồn: Uno Winblad et.al., 1985)
• Biện pháp nhiệt: Ủ phân compost là một trong những cách thức diệt ruồi
và trứng ruồi bằng nhiệt. Khi nhiệt độ bề mặt trên 40 °C thì ảnh hưởng lớn
đến hầu hết trứng ruồi, giòi. Nhiệt độ 43 °C sẽ giết hầu hết mầm sống của ruồi. Nếu hầm chứa phân có gắn tấm kính hấp thu nhiệt mặt trời theo lý thuyết hiệu ứng nhà kiếng thì đây là một cách để gia tăng nhiệt độ trong hầm (hình 5.16).
Hình 5.16: Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời gắn vào hầm chứa phân Hầm chứa phân
5
Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời
--- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 90
• Biện pháp hóa học: Xông khói vào hầm chứa phân cũng là một biện pháp diệt ruồi như hình dưới. Với những nhà vệ sinh tập thể có thể áp dụng cách này bằng việc xây thêm một lò đốt bên hông hầm chứa phân, lò đốt nằm thập phía dưới nền nhà xí, khói được không khí đùn vào hầm chứa và thoát ra bằng ống thông khí bên trên, chất đốt dùng là rơm rạ, cỏ khô, trấu, cành cây, củi nhỏ … Ở các nước Đông Phi, biện pháp này khá phổ biến. Chất đốt họ dùng là một loại cây rừng nhiều nhựa karosene gây khói nhiều và cháy chậm. Lỗ thông khí Nhà xí Nhà xí Hầm chứa phân Ống khói Lò đốt Lỗ bỏ chất đốt vào lò
Hình 5.17: Xông khói vào hầm chứa để diệt ruồi
Các biện pháp dùng hoá chất như DDT và các hóa chất diệt ruồi, giòi như
Larvadex cũng có thể áp dụng và tỏ ra hiệu quả trong việc diệt côn trùng. Tuy
nhiên, việc lạm dụng hóa chất gây tốm kém, nguy hại cho môi trường và con người nên không khuyến khích sử dụng lắm, đặc biệt là các vùng nông thôn các nước đang phát triển.
• Biện pháp sinh học: Ta có thể lợi dụng các con vật là kẻ thù của ruồi để
hạn chế quần thể ruồi ở các khu vực có nhà vệ sinh tập thể như thằn lằn, nhện, ếch, cóc, … và cả một nơi người ta nuôi một giống cò ăn ruồi (Tên dân gian: Cò ruồi, tên khoa học: Bubulcus ibis).
Ở Mỹ, người ta có sử dụng một loại hóc-môn tổng hợp, tương tự như loại hóc- môn diệt côn trùng, để phun lên các bãi phân trại chăn nuôi bò, gà. Các thực nghiệm cho thấy loại này diệt hiệu quả 100% đối với 4 loại ruồi khác nhau, kể cả
ruồi nhà. Tuy nhiên, chưa thấy có báo cáo nào ở Mỹ cho thấy loại hóc-môn này đã sử dụng để diệt ruồi trong phân người vì luật lệ ở Mỹ không cho phép thải phân người bừa bãi ra môi trường tự nhiên.
--- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 91