QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH
5.3 MỘT SỐ KIỂU NHÀ VỆ SINH TẬP THỂ
5.3.1 Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp
Trong các trường hợp khẩn cấp như thên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, ... trong khi chờ đợi sự cứu trợ ở nơi khác đến, để tránh dịch bệnh lan tràn trong cộng đồng, có thể tạo ra hố vệ sinh kiểu rãnh (trench) như sau:
Các đống đất đào từ hốđể lấp phân sau mỗi lần đi tiêu
Chiều dài rãnh 5 m/100 người Khung bao che đặt
trên miếng ván
0,75 m
0,50 m 1,00 m
Hình 5.4: Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp Việc thực hiện như sau:
• Chọn một vị trí thuận lợi, xa nguồn nước.
• Đào một cái rãnh rộng 1 m, đáy 0,5 m, sâu 0,75 m như hình 5.2. Chiều dài rãnh tùy theo số người sử dụng, có thể ước chừng 5 m dài cho 100 người sử dụng.
• Đặt các tấm ván trên hai bờ rãnh và làm các khung bao che bằng gỗ ván, lá lợp hoặc thùng cạt tông. Trường hợp không có ván, có thể thay thế bằng các loại cây dài, tương đối vững chắc, bắc song song.
• Đất đào rãnh được tập trung hai bên bờ rãnh, nếu có điều kiện đổ thêm một ít vôi bột hoặc tro trấu, ... Người sử dụng có nhiệm vụ dùng xẻng để
lấp phân của mình sau mỗi lần đi tiêu để giảm mùi hôi và ruồi.
• Trẻ em không nên sử dụng loại hố vệ sinh này, nên cho các cháu dùng bô, sau khi đi tiêu thì đổ xuống rãnh và lấp đất lại.
• Khi rãnh còn chừng 0,25 m là tới mặt đất thì lấp đất lại, nén chặt xuống, cấm bảng báo cho người khác biệt và không đào xới chỗ này trong vòng 2 năm.
--- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 77