CÁC KIỂU NHÀ XÍ KHÔ KHÔNG CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 1 Nhà xí trên sông hồ hay cầu tõm

Một phần của tài liệu Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn_ĐH cần thơ doc (Trang 57 - 58)

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

3.3 CÁC KIỂU NHÀ XÍ KHÔ KHÔNG CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 1 Nhà xí trên sông hồ hay cầu tõm

3.3.1 Nhà xí trên sông hồ hay cầu tõm

Nhà xí trên sông hồ (the overhung latrine) hoặc cầu cá hoặc cầu tõm là một loại cầu quen thuộc ở nhiều vùng nông thôn và vùng ven đô thị, đặc biệt là các nơi có sông nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 3.16). Mặt dầu loại này

được xây dựng trên ao hồ nhưng cũng được tạm xem là hố xí khô vì chúng ta không dùng nước để dội rửa sau khi đi vệ sinh. Loại cầu vệ sinh này được xây dựng một cách đơn giản sau hông nhà mà phía dưới là các bãi sông ngập theo thủy triều hoặc phía sau các ghe xuồng của các hộ gia đình sống trên sông rạch, hoặc dạng một nhà tiêu dựng trên cọc, phía dười là ao hồ, hoặc bãi biển. Phân thải ra được dòng nước theo thủy triều hoặc dòng chảy trên sông đem đi hoặc pha loãng. Đây là loại hố xí được đánh giá thấp về mặt vệ sinh và mỹ quan. Nhiều nơi, người dân nông thôn xem việc sử dụng phân thải để nuôi cá (cá vồ, cá trê, cá trê phi, ...) như một nguồn thu nhập phụ.

Chất thải từ cầu tiêu trên sông rạch là nguồn nguy cơ phát tán bệnh dịch và gây ô nhiễm nguồn nước một cách đặc biệt. Theo các cơ quan vệ sinh phòng dịch, những vùng quê có nhiều cầu tiêu trên sông thường là những nơi xảy ra dịch bệnh liên quan đến nguồn nước nhiều nhất vì nguồn nước ở những nơi này được dùng cho việc ăn uống, tắm rửa và giặt giũ áo quần.

Hình 3.17 là một đề xuất cải tiến hố xí trên ao nhằm có một cách bảo vệ nguồn nước ít bị ô nhiễm hơn.

---

PHOTO: LÊ ANH TUẤNHình 3.16: Cầu cá phổ biến ởĐồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn_ĐH cần thơ doc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)