Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007
Lợi nhuận rịng Triệu đồng 6.038 8.228 6.386 2.190 -1.842 Tổng thu nhập Triệu đồng 31.230 43.448 58.645 12.218 15.197 Thu nhập lãi Triệu đồng 30.839 35.865 49.661 5.026 13.796 Tổng chi phí Triệu đồng 25.192 35.220 52.259 10.028 17.039 Chi phí lãi Triệu đồng 19.234 18.127 39.839 -1.107 21.712 Tổng tài sản Triệu đồng 481.325 520.161 590.500 68.836 70.339 ROA % 1,25 1,58 1,08 0,33 -0,50 Lợi nhuận rịng/thu nhập % 19,33 18,94 10,89 -0,39 -8,05 Tổng chi phí /thu nhập % 80,67 81,06 89,11 0,39 8,05 Thu nhập lãi /Chi phí lãi Lần 1,60 1,98 1,25 0,38 -0,73
4.3.4.1. Lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA)
ROA ảnh hưởng bởi lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì tỷ lệ càng lớn và ngược lại. Thơng qua ROA giúp nhà phân tích thấy được khả năng của Ngân hàng trong việc tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng từ một đồng tài sản. Nĩi cách khác, chỉ số này giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn Ngân hàng kinh doanh hiệu quả.
Năm 2006, ROA chỉ đạt 1,25% nhưng sang năm sau đã cĩ sự chuyển biến tích cực. Cụ thể năm 2007, ROA tăng lên 1,58% là do trong năm lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh, tăng 2.190 triệu đồng so với năm 2006 nên làm cho tỉ số lợi nhuận rịng trên tổng tài sản gia tăng. Đến năm 2008, chỉ tiêu này giảm nhanh chỉ cịn 1,08%; giảm 0,5% so với năm 2007, thậm chí thấp hơn năm 2006. Do tổng tài sản của Ngân hàng tuy cĩ tăng nhưng lợi nhuận lại giảm làm cho ROA giảm theo. Điều này cho thấy được sự kém hiệu quả trong việc sử dụng tài sản
4.3.4.2. Lợi nhuận rịng trên thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng thu nhập thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ lợi nhuận r ịng trên thu nhập ngày càng giảm, Ngân hàng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Một đồng thu nhập bỏ ra ngày càng tạo ra ít lợi nhuận. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này cịn ở mức khá cao 19,33%. Năm 2007 giảm cịn 18,94%, giảm 0,39% so với năm 2006. Và đến năm 2008 thì giảm đáng kể 10,89%, giảm 8,05% so với năm 2007. Tỷ lệ này càng tốt phải phụ thuộc vào doanh thu cao và chi phí thấp.
4.3.4.3. Tổng chi phí trên thu nhập
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Chỉ số này phải nhỏ hơn một, nếu nĩ lớn hơn một chứng tỏ Ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả.
Bảng phân tích trên cho thấy được tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng ngày càng gia tăng. Năm 2006 là 80,67%, năm 2007 là 81,06%, năm 2008 tiếp tục tăng lên 89,11%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của chi phí luơn lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chi phí do Ngân hàng phải bỏ ra ngày càng nhiều cho việc tạo ra một đồng thu nhập. Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cần cắt giảm tối đa các khoản chi phí khơng cần thiết, tránh lãng phí văn phịng phẩm, điện, điện thoại… Tuy các khoản chi này khơng đáng kể nhưng nĩ gĩp phần làm giảm tốc độ tăng tổng chi phí của Ngân hàng.
4.3.4.4. Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi năm 2007 tăng 0,38 lần so với năm 2006. Chỉ tiêu này tăng là do chi phí lãi giảm trong khi đĩ thu nhập lại tăng lên, cho thấy hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao và Ngân hàng vẫn kiểm sốt tốt chi phí. Đến năm 2008 chỉ tiêu này chỉ đạt 1,25 lần giảm 0,73 lần so với năm 2007. Trong năm 2008, cả hai khoản thu nhập và chi phí lãi đều tăng nhưng chi phí thì tăng nhanh hơn thu nhập.
Ta thấy trong ba năm qua, tuy thu nhập từ lãi vẫn tăng nhưng chi phí trả lãi cũng tăng rất nhanh và tốc độ tăng nhanh hơn tăng thu nhập. Vì vậy, Ngân hàng cần chú ý hơn trong việc huy động nguồn vốn từ tiền gửi và đi vay.