0
Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Các biện pháp từ phía côngt y.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 63 -71 )

4. Các biện pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh

4.1. Các biện pháp từ phía côngt y.

Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên và thực hiện được các phương án đề cập ở trên, công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

* Giải pháp từ việc phối hợp S1/O1

Trước khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có sức mua lớn thì phải có quy mô đủ lớn để đáp ứng. Công ty phải phát huy hết lợi thế về quy mô sản xuất hiện có của mình, đồng thời không ngừng mở rộng đáp ứng nhu cầu thị trường bằng các biện pháp:

- Có kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên

- Liên kết chặt chẽ với các thành viên trong Tổng công ty dệt may cũng như quan hệ tốt với các doanh nghiệp may địa phương.

- Tổ chức sản xuất một cách có hiệu quả

• Giải pháp thông qua phối hợp O2/W2

Sử dụng thuận lợi sự giúp đỡ của Nhà nước, tổng công ty , ngân hàng để đầu tư khắc phục những mặt yếu như công nghệ, trình độ marketing, lao đông... bằng những biện pháp:

- Vay vốn từ quỹ khuyến khích của Nhà nước

- Nhà nước bảo lãnh để vay vốn từ các nguồn vốn khác như: ngân hàng trong và ngoài nước, tổ chức, cá nhân, Chính phủ nước ngoài.

- Nhận hỗ trợ về vốn, công nghệ, thông tin, hội chợ triển lãm của Tổng công ty .

- Vay vốn từ ngân hàng.

Ngoài ra, có thể huy động vốn từ chính lợi nhuận và khấu hao của công ty để đầu tư và mua chịu máy móc thiết bị của nước ngoài rồi trả dần dần bằng sản phẩm tiền công.

• Giải pháp từ viêc phối hợp S2/T1

Khai thác lợi thế về giá cả lao động rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, có ưu thế trong sản xuất hàng bò,jacket, áo sơ mi theo phương thức FOB. Để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, công ty cần thực hiện:

- Định mức chi phí sản xuất chính xác - Quản lý chi phí một cách chặt chẽ

- Đầu tư mạnh cho sản xuất áo sơ mi, áo jacket, quần áo bò. - Giải pháp có hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất hàng FOB

• Giải pháp phối hợp từ W/T

- Đầu tư để khắc phục tình trạng yếu về chất lượng và quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã.

- Quản trị nhân lực có hiệu quả

• Giải pháp từ việc phối hợp O2T2

- Tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ, chính phủ sẽ đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe để hạn chế nguyên liệu nhập khẩu đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn, mức độ gây ô nhiễm đối với nước nhập khẩu.

Để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì lựa chọn phương án cạnh tranh về giá cả cùng với cấp trung bình và cấp thấp là các phương án tốt nhất.

Qua các giải pháp ở trên, để thực hiện được phương án đó, cần phối hợp O2W1 và phối hợp S2T2 thành một giải pháp. Cụ thể, lợi dụng sự giúp đỡ của Nhà nước, tổng Công ty, ngân hàng để trợ giúp về vốn, công nghệ để cạnh tranh về sản phẩm. Đồng thời khai thác lợi thế về giá lao động rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ, Công ty cần thực hiện như sau:

- Định mức chi phí sản phẩm chính xác - Quản lý chi phí một cách có hiệu quả

- Đầu tư mạnh cho sản xuất áo sơ mi, áo Jacket, quần bò cùng với trợ giúp vốn của Chính phủ.

- Giải pháp có hiệu quả để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất hàng FOB.

Ngoài ra, để tận dụng lợi thế giúp đỡ của Nhà nước, Công ty thực hiện bằng những biện pháp sau:

- Vay vốn từ quỹ khuyến khích của Nhà nước

- Bảo lãnh của Nhà nước để vay vốn từ các nguồn trong ngoài nước, tổ chức cá nhân, chính phủ nước ngoài

- Nhận thêm hỗ trợ về vốn, công nghệ, thông tin, hội chợ triển lãm của Tổng Công ty để gây ấn tượng sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Mặt khác, có thể huy động vốn từ chính lợi nhuận và khấu hao của Công ty để đầu tư và mua chịu máy móc thiết bị của nước ngoài rồi trả dần bằng sản phẩm, tiền công.

Cụ thể là các biện pháp sau:

4.1.1. Giải pháp về công nghệ

Công ty cần thiết phải xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị cho từng năm. Việc xây dựng kế hoạch phải dựa trên xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng năm dựa trên các hợp đồng, đơn hàng đã ký kết với khách hàng, các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm....

Máy móc thiết bị không phải một sớm một chiều có thể làm ngay được. Công ty phải xác định thực trạng hiện có và nhu cầu đổi mới công nghệ.

Kế hoạch trong năm 2000 và đến năm 2010 tiếp tục đầu tư chiều sâu nhưng có trọng điểm và có chọn lọc, cụ thể:

- Năm 2000: + Xây dựng trường đào tạo + Đầu tư xưởng thực nghiệm - Năm 2005 đến 2010:

+ Đầu tư dây chuyền complê và áo khoác với giá trị 500000USD/năm + Dây chuyền áo da

+ Dây chuyền quần âu nâng cấp + Liên doanh dệt: Vải sơ mi cao cấp

+ Đầu tư hệ thống thiết kế tính tự động

4.1.2. Giải pháp về marketing

* Nghiên cứu thị trường

Để tìm được chính xác thị trường Hoa Kỳ công ty cần phải thực hiện kết hợp các cách sau:

- Nghiên cứu qua các phương tiện thông tin đại chúng - Nghiên cứu qua khách hàng và bạn hàng

- Nghiên cứu bằng cách thuê các công ty tư vấn - Nghiên cứu bằng cách tham gia hội chợ triển lãm

- Nghiên cứu bằng cách cử đoàn đại biểu sang Hoa Kỳ để nghiên cứu

- Nghiên cứu bằng cách mở văn phòng đại diện. Thông qua văn phòng đại diện công ty nắm vững kịp thời về nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách giá cả và luật pháp, chính sách khác của Nhà nước. Ngoài ra, cán bộ văn phòng đại diện còn thay mặt công ty đàm phán, giao dịch, chào hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty ở Hoa Kỳ . Tuy vậy, mở văn phòng đại diện đòi hỏi chi phí rất lớn. Hiện nay, công ty chưa thể đáp ứng được nhưng về lâu dàI công ty cần phải thực hiện.

* Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm có vị trí quan trọng trong sản xuất hàng FOB. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có quy mô lớn, thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố văn hoá và mức sống của họ, song nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo không gian và thời gian, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo...

Vì vậy, chính sách sản phẩm may mặc của công ty cần phải cụ thể hoá dựa trên cơ sở các nhân tố của sản phẩm may mặc.

- Về chủng loại sản phẩm: Trong chính sách sản phẩm công ty cần tập trung cho những sản phẩm công ty có ưu thế trên thị trường, cụ thể là áo jacket, quần áo bò, áo sơ mi, hàng dệt kim. Cần đầu tư vào dây chuyền sản xuất những mặt hàng thế mạnh này của công ty để cạnh tranh với các nước khác. Bên cạnh đó, công ty vẫn phải duy trì sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm.

Hoàn thiện hệ thống thiết kế mẫu mã, chủ động thiết kế và giới thiệu mẫu. Hiện nay, mẫu sản phẩm của công ty chủ yếu khách hàng tự mang mẫu sẵn đến hoặc xem mẫu của công ty để lựa chọn, công ty vẫn chưa chủ động trong việc thiết kế mẫu và giới thiệu khách hàng, đồng thời việc sản xuất các mẫu chào hàng và các mẫu đối ứng còn chậm, chưa phục vụ kịp thời cho các hoạt động tiếp thị. Công ty cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ mạnh thiết kế sản xuất thử mặt hàng bao gồm các chuyên gia giỏi công nghệ từ vật liệu dệt đến xử lý hoàn tất và các nhà thiết kế vân hoa, mẫu mốt thời trang. Đồng thời, nên học hỏi kinh nghiệm của các hãng may quốc tế: bám sát thị hiếu thời trang trong xã hội, chủ động tạo ra các mẫu mã hấp dẫn người sử dụng. Bởi vì sản phẩm dệt may mang tính độc

đáo cao, có tính chất thời vụm theo mốt thời trang do đó mẫu mã sản phẩm là một vấn đề rất cần phải quan tâm.

- Về chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng Hoa Kỳ có mức sống cao, cuộc sống văn minh, cho nên họ đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Khi họ đặt hàng, họ cần biết mua nguyên phụ liệu ở đâum các quần áo thiết kế phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về chống cháy, an toàn do uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ ban hành. Biện pháp tốt nhất để công ty chuẩn bị xí nghiệp sản xuất riêng để cung cấp sang thị trường Hoa Kỳ , tạo điều kiện cho công ty có thể đầu tư nâng cao và quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Bao gói và nhãn hiệu sản phẩm: Bao gói , nhãn hiệu phải vừa đảm bảo chức năng bảo vệ, cung cấp thông tin, đồng thời phải tạo được biểu tượng, hình ảnh của khách hàng đối với công ty , phải lôI cuốn sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm của mình. Đặc biệt đối với thị trường Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ về xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá công ty phải đáp ứng thì mới được phép vào thị trường Hoa Kỳ .

* Chính sách giá cả

Để có một chính sách giá hợp lý cần phải căn cứ vào chi phí cho sản phẩm, nhu cầu thị trường, cạnh tranh, luật pháp. Việc nắm được chi phí cho sản phẩm là căn cứ để xác định " giá sàn" của sản phẩm. Nhu cầu thị trường xác định đúng mức giới hạn trên của giá sản phẩm (giá trần). Trạng thái cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp công ty xác định mức giá giữa "giá trần" và "giá sàn". Luật pháp và chính trị hạn chế khả năng tự do định giá của công ty trên thị trường. Công ty cần có các biện pháp sau:

- Tính toán chính xác chi phí sản phẩm và có các biện pháp giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể được như tìm nguồn nguyên phụ liệu giá rẻm đầu tư công nghệ tăng năng suất lao động, tổ chức sản xuất tốt, huy động vốn ở những nguồn có lãI xuất thấp...

- Phân tích mức giá trên thị trường, đặc điểm quan hệ cung cầu, độ co giãn của cung cầu, mức độ cạnh tranh trên thị trường.

- Cần có biện pháp khuyến khích khách hàng như ưu tiên khách hàng quen, khách hàng mua khối lượng lớn, khách hàng mua hàng tồn, khách hàng thanh toán ngay.

- Khi xác định giá cần chú ý không nên xác định giá quá cao hay quá thấp. Nếu giá quá cao ngay từ đầu sẽ khó bán được hàng. Nếu giá quá thấp, sau này sẽ không có cơ hội để tăng giá.

Vậy để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, công ty cần có chính sách giá hợp lý, và sử dụng lợi thế chi phí giá lao động rẻ để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Mặt khác, hiện nay chất lượng của Công ty so với các Công ty của quóc gia như Trung quốc, Nhật... thì còn kém, bởi thế cạnh tranh về gía cả là rất quan trọng đối với những lợi thế nhân công rẻ của Công ty.

Thật vậy, giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khi xuất khẩu sang Mỹ bởi thế Công ty May Thăng Long phải phấn đấu sao để chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất để có giá bán thấp nhất. Chính vì vậy, trước hết, Công ty May Thăng Long cần chú ý mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành các sản phẩm may mặc của Công ty. Tiếp đó Công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các chi phí thương mại để hạ thấp giá bán của các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm: toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm . Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp dệt trong nước để mua nguyên liệu vải với giá rẻ,nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty.

* Chính sách phân phối

Khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ công ty phải lựa chọn hình thức phân phối qua trung gian tức là phải thông qua các nhà phân phối Hoa Kỳ . Mặc dù phân phối theo hình thức này công ty hơI thua thiệt nhiều song với điều kiện như hiện nay của công ty thì không có sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, về lâu dàI khi công ty có đủ điều kiện để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ công ty cũng phải tính đến việc lập những đại lý của mình tạI thị trường Hoa Kỳ để phân phối sản phẩm. Mặt khác, công ty cũng có thể thông qua các tập đoàn, các hãng may lớn đã có quan hệ lâu dàI để phân phối các sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng quốc tế.

* Chính sách khuếch trương

Chính sách khuếch trương sẽ làm cho khách hàng chú ý tới sản phẩm, mong muốn có sản phẩm, mua sản phẩm đó, tiêu dùng sản phẩm và có ấn tượng tốt đối với sản phẩm của công ty . Hiện nay, chính sách khuếch trương của công ty rất yếu cần phải khắc phục.

- Quảng cáo: Là sản phẩm may mặc, có đối thủ cạnh tranh nên công ty cần phải tăng cường quảng cáo nhiều hơn nữa. Bởi vì quảng cáo tác động trực tiếp tới tâm lý người tiêu dùng và làm cho họ thích thú mua hàng quảng cáo, làm tăng khối lượng hàng bán ra. Công ty có thể tiến hành quảng cáo bằng các cách: Qua phương tiện in ấn, truyền hình, báo ảnh, lịch, các tờ rơI, các cataloge hoặc các ấn phẩm.... Tuy nhiên là tuỳ vào yêu cầu của khuếch trương sản phẩm và khả năng tài chính để lựa chọn hình thức quảng cáo trên. Đặc biệt khi xây dựng nội dung quảng cáo cần chú ý tới khía cạnh văn hoá của Hoa Kỳ , về biểu tượng quảng cáo, nhạc nền cho quảng cáo, từ đó truyền đạt chính xác nội dung quảng cáo và tạo ra đồng cảm và lôI cuốn khách hàng.

- Xúc tiến bán hàng: Khi có khách hàng đến ký hợp đồng với công ty , công ty cần phải tạo ra bầu không khí thân thiện, trang trọng và lịch sự, chỗ làm việc sạch sẽ gọn gàng. Người tham gia ký kết hợp đồng phải có trình độ và nghệ

thuật trong đàm phán ký kết hợp đồng và mời chào khách hàng, cần thiết phải giới thiệu cho khách hàng biết về công ty, về sản phẩm, uy tín, chất lượng... Đồng thời, công ty cũng cần nắm bắt những ý kiến phản hồi của khách hàng để có sự sửa đổi kịp thời. Ngoài ra, công ty cần mở các buổi thuyết trình, hội thảo, các cuộc thi nhận biết về sản phẩm của công ty . Có các chương trình khuyến mại đặc biệt như các chính sách giá phân biệt hoặc tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng thường xuyên để khuyến khích mua sản phẩm của công ty. Các loại quà tặng như túi, nơ, ví... phải gắn nhãn hiệu hoặc biểu tượng công ty. Có đội ngũ bán hàng lành nghề, ngoài kỹ năng thương mạI, ngoạI ngữ, cần phải hiểu biết về sản phẩm của mình và phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.

Đấy là phương hướng để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.

4.1.3. Giải pháp về kế hoạch, tổ chức sản xuất.

- Chấn chỉnh việc lập kế hoạch sản xuất, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất và sản xuất để bảo đảm thực hiện hợp đồng đúng tiến độ.

- CảI tiến công tác thống kê, báo cáo. Công ty phải có kế hoạch mua sắm vật tư, nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho sản xuất tránh lãng phí do cung ứng không đúng chủng loại, chất lượng hoặc dự trữ quá nhiều.

- Hoàn thiện các định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng loại sản phẩm để làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương hợp lý, vừa thúc đẩy tăng năng suất lao động, vừa tăng khả năng tiết kiệm nguyên phụ liệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- CảI tiến phương pháp quản lý máy móc , thiết bị , vật tư nhằm tăng khả

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 63 -71 )

×