BẢNG 2.9: CẤU THÀNH GIÁ FOB CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG T

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 43)

3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNGTY

BẢNG 2.9: CẤU THÀNH GIÁ FOB CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG T

1999 (tháng 6) 171.584 154.078 1.219.918

Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty May Thăng Long

Đây là những mặt mạnh của công ty có ưu thế về sản xuất áo jackét, hàng bò, áo sơ mi, áo dệt kim để xuất khâủ sản phẩm sang Hoa Kỳ

Các mặt hàng chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau:( mục lục)

3.5. Tình hình tài chính của Công ty

Công ty đang gặp khó khăn về vốn, thiếu vốn đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng xuất khẩu, đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề cho người lao động, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm do phải trả lãi ngân hàng khá cao, cho nên lợi nhuận thấp. Mặt khác, hiện nay muốn mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng có chất lượng cao với yêu cầu của một số nước như Mỹ thì đòi hỏi phải đổi mới công nghệ có năng suất tốt.

3.6. Hoạt động marketing và thiết kế mẫu

Hiện nay việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng của Công ty còn mang tính bị động, đa số các thương vụ là khách hàng tự tìm đến Công ty chứ Công ty không tự tìm đến khách hàng. Mặt khác, hệ thống thu nhập thông tin chưa được kịp thời, thiếu thông tin về giá cả, cung - cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả. Bên cạnh đó các mẫu mã sản phẩm mà Công ty thiết kế còn chưa hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chưa đảm bảo yếu tố thời trang trong thiết kế sản phẩm mặc dù Công ty đã cố gắng.

3.7. Tình hình cạnh tranh sản phẩm của Công ty

BẢNG 2.9: CẤU THÀNH GIÁ FOB CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNGT T T Tên sản phẩm Giá FOB Chi phí tiền lương Chi phí bao bì Chi phí nguyên phụ liệu Các chi phí khác Lợi nhuận 1 Jacket 22 3,52 0,66 15,4 1,914 0,306 2 Áo sơ mi bò 6 0,96 0,18 4,2 0,52 0,14 3 Quần bò 7 7,12 0,21 4,9 0,609 0,161 4 Áo khoác 20 3,2 0,6 11 1,74 0,46 5 Áo thể thao 10 9,6 0,3 7 0,87 0,23

Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm của Công ty xuất theo giá FOB không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm. Thêm vào đó chi phí tiền lương (chiếm từ 16-20%) và chi phí nguyên phụ liệu (chiếm từ 70-75%) ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất. Căn cứ vào bảng trên, có thể chỉ ra được mặt hàng nào Công ty thu được nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào ít lợi nhuận, để từ đó có biện pháp đúng đắn để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nếu xét trên thị trường quốc tế thì mức giá thấp ở đây do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là chi phí tiền lương thấp. Hiện nay, một số nước như Trung Quốc, giá nhân công thấp nhưng phí hạn ngạch cao do đó giá thành sản phẩm cũng cao.

Giá cả là một yếu tố cạnh tranh rất có hiệu quả nhưng đối với Công ty, thực tế rất khó khăn trong việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý. Đối với các bạn hàng nước ngoài, Công ty đã thực hiện chính sách ưu đãi về giá với bạn hàng lớn.

Một điểm quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chính là chất lượng lao động và hiệu quả quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, máy móc thiết bị... Đấy chính là một trong những yếu tố để cạnh tranh trên thị trường

Mỹ.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w