Lựa chọn phương án chiến lược

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 61 - 63)

Để kinh doanh thành công trên thị trường Mỹ, điều quan trọng là phải xác định được các phương án chiến lược của công ty . Các phương án đó là:

3.1. Công ty cạnh tranh trên thị trường sản phẩm cấp trung bình và cấp thấp (Phương án 1) thấp (Phương án 1)

Công ty may Thăng Long chỉ có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ bằng những sản phẩm có chất lượng trung bình và cấp thấp, còn những sản phẩm có chất lượng cao công ty không thể cạnh tranh được với các nước giàu truyền thống như Nhật, Anh, các nước Nics, Trung Quốc đang chiếm lĩnh đoạn thị trường này. Đối với sản phẩm cao cấp đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại, tay nghề công nhân giỏi, bí quyết nguyên phụ liệu cao cấp và mối quan hệ truyền thống với khách hàng.... mà hiện nay và trong tương lai gần công ty chưa thể đáp ứng được.

3.2. Công ty cạnh tranh bằng giá cả (Phương án 2)

Việt Nam là một trong những quốc gia có giá nhân công rẻ nhất thế giới, người lao động cần cù, khéo léo. ĐIều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chọn giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Thêm vào đó, chính sách của Hoa Kỳ rất khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ. Trong điều kiện hiện nay của công ty với chính sách marketing còn yếu, công nghệ hạn chế, trình độ kinh doanh quốc tế chưa cao, chất lượng sản phẩm thì khiêm tốn, nên cạnh tranh bằng giá cả là hết sức quan trọng.

Công ty may Thăng Long là công ty có quy mô sản xuất tương đối lớn, có các xí nghiệp phụ trợ, các chi nhánh ở địa phương và là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam nên công ty có thể đáp ứng được tất cả các đơn đặt hàng, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Đây là yếu tố làm tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty trên thị trường Hoa Kỳ vì các đơn đặt hàng Hoa Kỳ thường đòi hỏi rất chặt chẽ về thời hạn giao hàng. Tuy vậy, trong sản xuất hàng FOB, công ty phải tự lo liệu nguyên phụ liệu đầu vào nên cần nhiều vốn mà vốn của công ty rất co hẹp. ĐIều này có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng. Vì vậy, công ty phải chú ý khắc phục nhược điểm này.

3.4. Cạnh tranh bằng các loại sản phẩm của công ty nhưng trong đó chú trọng tới mặt hàng áo jacket, hàng bò, áo sơ mi (Phương án 4) trọng tới mặt hàng áo jacket, hàng bò, áo sơ mi (Phương án 4)

Mặt mạnh của công ty may Thăng Long so với các công ty khác trong nước là có thể sản xuất được tất cả các chủng loại sản phẩm theo mẫu mã khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể sử dụng mặt mạnh này để thoả mãn những đòi hỏi của khách hàng và cạnh tranh với các đôí thủ cạnh tranh khác. Ngoài ra công ty phải chú trọng tới những sản phẩm công ty có ưu thế như áo jacket, quần áo bò, áo sơ mi. Các loại mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty ( chiếm 51%) và đem lại mức lợi nhuận cao cho công ty (chiếm 61% tổng lợi nhuận). Năm 1997, lợi nhuận áo jacket: 336 triệu đồng; quần áo bò: 228 triệu đồng; áo sơ mi: 168 triệu đồng và quần áo khác: 468 triệu đồng. Và đến nay lợi nhuận của các mặt hàng này liên tục tăng.

Hơn nữa, nhu cầu về các sản phẩm áo sơ mi, áo jacket, quần áo bò trên thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Năm 1996, Hoa Kỳ nhập 3,2 tỷ $ áo jacket, 2,3 tỷ $ áo sơ mi và 2,5 tỷ quần áo bò.

Ngoài ra, công ty còn có dây chuyền công nghệ khép kín, hoàn chỉnh với trình độ tiên tiến, nhiều năm kinh nghiệm để sản xuất ra những loại sản phẩm này và sản phẩm đã được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao.

Do vậy, việc lựa chọn mặt hàng áo jacket, áo sơ mi, quần áo bò là mặt hàng chủ lực của công ty để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ là hoàn toàn hợp lý. Nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ cho nên các mặt hàng trên vẫn phải chịu mức thuế cao hơn nhiều so với các nước khác, khó có thể cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ . Vì vậy, khi hiệp định thương mạI giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa được ký kết thì mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là hàng dệt kim và những mặt hàng khác có chênh lệch về thuế suất giữa trường hợp được hưởng quy chế tối huệ quốc và không được hưởng quy chế tối huệ quốc là không lớn. Chừng nào Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ thì mặt hàng chủ lực của công ty để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là mặt hàng áo jacket, áo sơ mi, quần áo bò.

Đánh giá ưu nhược điểm các phương án trên: * Ưu nhược điểm phương án 1:

+ Tay nghề trung bình + Công nghệ trung bình

+ Trợ cấp của Chính phủ vừa phải

+ Có thể cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. - Nhược điểm: + Không nâng cao tay nghề của công nhân

+ Không phát huy khả năng sáng tạo, nghiên cứu của công nhân viên

+ Có tính khả thi * Ưu, nhược điểm của phương án 2:

- Ưu điểm: + Phù hợp với chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ + Tận dụng lợi thế của Công ty

+ Có thể cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ. + Có tính khả thi cao.

- Nhược điểm: + Khó xử lý khi có rủi ro chính trị + Lợi nhuận không cao.

* Ưu, nhược điểm của phương án 3:

- Ưu điểm: + Có thể xuất khẩu lượng hàng lớn. + Sử dụng lợi thế của Công ty.

+ Thoả mãn được quy định của Hoa Kỳ: về thời hạn giao hàng - Nhược điểm: + Phải có vốn lớn.

+ Phải được trợ giúp của Chính phủ. + Tính khả thi không cao.

* Ưu, nhược điểm của phương án 4:

- Ưu điểm: + Phát huy được mặt mạnh của sản phẩm nhờ lợi thế trợ giúp của Chính phủ

+ Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.

+ Sử dụng thiết bị công nghệ sẵn có của Công ty như hệ thống mài bò, dây chuyền công nghệ khép kín.

- Nhược điểm: + Khó cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ vì chưa được hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN) của Mỹ.

+ Phải có trình độ công nhân tay nghề khá cao. + Công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w