Vai trò của Chính phủ

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 57 - 59)

46 Bộ NN & PTNT (2004), Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 9), trang 15.

2.2.5 Vai trò của Chính phủ

Chính phủ không thể tạo ra khả năng cạnh tranh của các ngành, mà việc này thuộc vào thực lực của các doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ là tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Khi gia nhập WTO, sẽ cấm các hình thức trợ cấp, trợ giá xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ phát triển bằng việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Chính phủ mở các chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về VSATTP, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp để họ thấy được tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn đó khi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp. Mở các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản phẩm, đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam.

Trước tình hình dịch LMLM ở gia súc và dịch cúm gia cầm đang diễn ra hết sức phức tạp, tình trạng vi phạm các quy định về VSATTP, cũng như tình trạng giết mổ, chế biến gia cầm tràn lan, manh mún thì vấn đề đổi mới phương thức chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm đang là vấn đề nổi cộm ở nước ta. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đang có những chính sách can thiệp nhằm làm dịu tình hình, cụ thể:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ “Đề án

đổi mới phương thức chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”. Đề án này do Cục Chăn nuôi chủ trì, mục tiêu

trước mắt đến cuối năm 2007 phấn đấu cả nước có 105 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp, có tổng công suất giết mổ 28% tổng đàn

gia cầm. Đến 2010, có 120 cơ sở với tổng công suất giết mổ chiếm 30% và đến 2015 cả nước có 170 cơ sở với tổng công suất giết mổ chiếm 35% tổng đàn gia cầm (1.100 triệu con); tổng số lợn giết thịt tại cơ sở giết mổ có kiểm soát thú y chiếm 29% (trong tổng số 48 triệu con); tổng số trâu, bò giết thịt tại cở sở tập trung có kiểm soát thú y chiếm 40% (trong tổng số 1,2 triệu con); sản phẩm chăn nuôi (thịt) qua chế biến công nghiệp chiếm trên 10%;

+ “Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNTvề quy trình kiểm soát giết mổ động vật”.

Tại Điều 1 của quyết định này nêu rõ:

1.1 Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đủ điều kiện vệ sinh thú y, được cơ quan thu y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau giết mổ;

1.2 Động vật đem giết mổ phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận theo quy định,..;

1.3 Động vật đem giết mổ không thuộc diện cấm giết mổ theo quy định của pháp luật;

+ “Quyết định 394/2006/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, xây dựng công nghiệp chế biến, giết mổ tập trung”: Điều 1. Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư

xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được hỗ trợ như sau:

1. Áp dụng các chính sách ưu đãi với mức cao nhất về các loại thuế và đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư;

2. Hỗ trợ lãi suất vay thương mại đối với các dự án được ký hợp đồng tín dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2007; thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 2 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được khoản vay lần đầu. Việc hỗ trợ

vay được thực hiện như sau: (a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư thuộc trung ương quản lý, mức hỗ trợ là 40% lãi suất vay vốn thương mại; (b) Ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay vốn cho chủ đầu tư không thuộc đối tượng quy định tai điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không thấp hơn 40% lãi suất vốn vay thương mại.

Như vậy, Chính phủ Việt Nam đang có những chính sách, giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn nhằm nhanh chóng đưa ngành CNCBTP nước ta phát triển nhanh, mạnh, bền vững theo hướng ngày càng tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo VSATTP và các tiêu chuẩn khác để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 57 - 59)