Nguyễn Đăng Vang (2006), Gia nhập WTO – Thách thức cho ngành chăn nuôi trong nước, trang 1.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 55 - 56)

Vì những nguyên nhân trên, một số doanh nghiệp trong ngành đã có chiến lược kinh doanh riêng cho mình bằng việc tổ chức chu trình khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ và chế biến nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh, như: Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty Phú An Sinh, Công ty cổ phần Phúc Thịnh, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn,..Một số cơ sở khác vừa xuất khẩu, vừa tổ chức giết mổ, chế biến sâu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, điển hình là Vissan. Vissan là thương hiệu mạnh của ngành CNCBTP Việt Nam. Doanh nghiệp này hiện có trên 2.000 lao động, mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn sản phẩm các loại, chiếm gần 10% thị phần Việt Nam. Công ty này có 3 dây chuyền giết mổ lợn và một dây chuyền giết mổ trâu, bò. Dây chuyền sơ chế, bảo quản tạm và chế biến thịt trâu, bò, lợn mới được trang bị. Về chế biến, Vissan nhập dây chuyền chế biến sâu từ Pháp và Nhật Bản để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đồng thời nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, doanh nghiệp này đang tập trung vào các nhóm mặt hàng chính như: (i) thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến đông lạnh; (ii) thực phẩm chế biến khô: lạp xường, xúc xích tiệt trùng, đồ hộp,..; và (iii) thực phẩm chế biến mát: các mặt hàng cao cấp, dăm bông, thịt hun khói, giò lụa,..Phương châm kinh doanh của Vissan là không chạy theo lợi nhuận mà cạnh tranh bằng chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, vì sức khoẻ cộng đồng, nâng cao văn minh xã hội. Bên cạnh đó, Vissan xây dựng và phát triển hệ thống phân phối rộng khắp để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu với 20 cửa hàng, 3000 đại lý và các chi nhánh ở các thị trường trọng điểm trong cả nước.

Tại Hoa Kỳ, sản xuất thịt lợn cũng thay đổi theo hướng hợp đồng sản xuất gắn chặt với chế biến với người chăn nuôi nhằm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty chế biến sẽ cung cấp giống, tư vấn kỹ thuật, đổi lại người sản xuất sẽ cung cấp thịt. Người sản xuất và công ty chế biến giảm rủi ro, chất lượng thịt chế biến sẽ đồng nhất46.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 55 - 56)