Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 82 - 85)

54 http//agroviet.gov.vn.

3.2.2 Về phía doanh nghiệp

Một là, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược kinh

doanh thích nghi cao với hội nhập, trong đó chiến lược về con người là quan trọng nhất, trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh trong nước và quốc tế, cùng với việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi doanh nghiệp giúp cho việc phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh sát thực nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, với khả năng và lợi thế của doanh nghiệp. Thực hiện chế biến sâu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đảo bảo các tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, khai thác thị trường. Để thực hiện thành công chiến lược đó, hàng năm các doanh nghiệp cần xác định các yếu tố trọng điểm, mũi nhọn cần ưu tiên để đầu tư và tập trung nguồn lực để thực hiện dứt điểm, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước;

Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp được xác định dựa trên yếu tố chi phí thấp và cá biệt hoá. Với năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí thấp, doanh nghiệp cần tập trung khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để hạ thấp giá thành, hoặc khai thác lợi thế theo quy mô hoặc áp dụng hệ thống quản lý mới để tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị tăng thêm cho sản phẩm; với năng lực cạnh tranh dựa trên sự khác biệt hoá bằng cách tạo ra sự khác biệt về chất lượng, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi,..;

Ba là, làm tốt khâu nguyên liệu: các doanh nghiệp cần chú trọng kiểm

soát nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua xây dựng cho mình nguồn nguyên liệu đầy đủ, ổn định, chất lượng và an toàn bằng cách hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tìm kiếm con giống, sử dụng thuốc chữa bệnh, sử dụng thức ăn

chăn nuôi hoặc doanh nghiệp hỗ trợ một phần vốn sản xuất để các cơ sở cung ứng có điều kiện tốt hơn trong việc phối hợp cùng doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chất lượng VSTY; ký hợp đồng cung ứng với các nhà chăn nuôi, liên doanh liên kết hoặc tự mình đầu tư chăn nuôi. Để từ đó, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được chất lượng, ổn định và hạ thấp được chi phí đầu vào;

Bốn là, không ngừng đổi mới công nghệ chế biến: công nghệ chế biến

góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong chế biến sâu, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ giết mổ, chế biến, bảo quản, áp dụng quy trình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, đa dạng hoá công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm theo truyền thống Việt Nam, theo kiểu phương Tây,..;

Năm là, xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu: để đảm bảo việc

phát triển bền vững trên thị trường, doanh nghiệp cần có thương hiệu lớn. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần chú trọng đến vấn đề này. Trong điều kiện vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay còn phổ biến, chưa được khắc phục triệt để, vì thế các doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu của mình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tránh tình trạng để xảy ra tranh chấp mới thực hiện thì đã quá muộn. Để xây dựng thương hiệu lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển dài hạn về mọi mặt như chất lượng, mẫu mã, bao bì, vấn đề VSATTP, hệ thống quản lý chất lượng ISO, dịch vụ sau bán hàng;

Sáu là, làm tốt công tác marketing, đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở

rộng thị trường, để thị phần không ngừng mở rộng, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, bằng cách hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, quan hệ truyền thông (PR),..và cả dịch vụ sau bán hàng. Tham gia giới thiệu sản phẩm tại hội chợ thương mại, tại các hội thảo, trên các trang web. Đồng thời, xây

dựng và phát triển mạng lưới phân phối hiệu quả dựa trên các nghiên cứu đã hoàn thiện thông qua phân khúc thị trường để phục vụ khách hàng nhanh nhất, tốt nhất;

Bảy là, vì người tiêu dùng mà tăng cường hơn nữa việc kiểm soát toàn

diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn: xây dựng và hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng, tăng cường việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong các doanh nghiệp. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm như: HACCP, ISO 9000 (Hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng), ISO 14000: 2004 (Tiêu chuẩn về quản lý môi trường), SA 8000 (Tiêu chuẩn đạo đức trong sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp) và OHSAS 18001 (Hệ thống đánh giá An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp). Đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này, các doanh nghiệp có điều kiện kiểm soát toàn diện quá trình hình thành chất lượng và các yếu tố VSATTP, phát hiện và ngăn ngừa các mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Để từ đó mỗi sản phẩm sản xuất ra đều đảm bảo bằng những tiêu chuẩn được thế giới công nhận;

Tám là, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh

tranh diễn ra khốc liệt, các doanh nghiệp ngành CNCBTP cần ý thức được vai trò hỗ trợ của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là trong trường hợp có tranh chấp phát sinh hoặc xuất hiện những rào cản khi tham gia cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới, tìm hiểu thị trường nước nhập để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ; chú trọng đầu tư hệ thống quản lý chất lượng và quy cách kỹ thuật của sản phẩm trên cơ sở quốc gia và quốc tế, qua đó đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế; và

Chín là, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các

giao dịch thương mại nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách, tăng khả năng thu thập thông tin, quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w