Các hình thức trả lương tại Công ty 1 Trả lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê (Trang 41 - 44)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

1.2.3.Các hình thức trả lương tại Công ty 1 Trả lương theo sản phẩm

1. Tiền lương, tiền công

1.2.3.Các hình thức trả lương tại Công ty 1 Trả lương theo sản phẩm

1.2.3.1. Trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với các công nhân trực tiếp khai thác, chế biến mủ cao su, chăm sóc vườn cây, sản xuất phân hữu cơ vi sinh…

Việc xác định mức lương theo sản phẩm hàng tháng dựa chủ yếu vào đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng công việc hoàn thành trong tháng của người lao động.

Do đặc điểm công việc của Công ty chủ yếu là khai thác, chế biến, chăm sóc vườn cây, sản xuất phân hữu cơ vi sinh nên việc trả lương theo sản phẩm của Công ty có một số hình thức sau:

- Đối với lao động trực tiếp khai tác mủ cao su:

Tiền lương theo sản phẩm khai thác mủ cao su trong tháng của người lao động được tính như sau:

Ti = Dg * SPi * Tni

Trong đó:

+ Ti : Tiền lương tháng theo sản phẩm mủ cao su khai thác của người thứ i + Dg : Là đơn giá mủ quy khô khai thác được xác định theo chất lượng mủ + SPi: Là khối lượng sản phẩm thực hiện của người i trong tháng

+ Tni: Là xếp loại tay nghề của người i trong tháng được quy về %

Tiền lương sản phẩm chăm sóc vườn cây kinh doanh trong tháng được tính như sau:

Ti = Dg * KLth * %KLht

+ Ti : Là tiền lương tháng theo sản phẩm chăm sóc vườn cây kinh doanh của người thứ i

+ Dg: Là đơn giá ngày công chăm sóc vườn cây kinh doanh

+ KLth: Là khối lượng ngày công thực hiện trong tháng của người thứ i + %KLht: Là % khối lượng hoàn thành trong tháng của người i

Ví dụ: Một công nhân A trong tháng 1 khai thác được 350kg mủ, đơn giá

của mỗi kg mủ mà người công nhân trên khai thác được là 15.000đ/kg. Trình độ tay nghề của công nhân A dược xếp loại trung bình và được hưởng 95% đơn giá mủ. Vậy tiền lương tháng của công nhân A là:

TA = 15.000 x 350 x 95% = 4.987.500 đồng - Đối với lao động trực tiếp chế biến mủ cao su:

Tiền lương sản phẩm chế biến mủ cao su trong tháng của người lao động được tính như sau:

Ti = Dg * ĐMsp* KLth

Trong đó:

+ Ti: Là tiền lương tháng theo sản phẩm chế biến của người thứ i + Dg: Đơn giá ngày công chế biến mủ cao su

+ ĐMsp: Là định mức nhân công để chế biến từng loại mủ cao su + KLth: Là khối lượng sản phẩm trong tháng chế biến của người thứ i

Ví dụ: Công nhân chế biến A có đơn giá ngày công chế biến mủ là 70.000đ.

Để chế biến được 1kg mủ thì cần 0,2 công và khối lượng mủ mà công nhân A chế biến được trong tháng là 400kg. Vậy tiền lương tháng của công nhân A là:

TA = 70.000 x 400 x 0,2 = 5.600.000 đồng

- Đối với lao động trực tiếp trồng mới, chăm sóc cao su KTCB

Tiền lương sản phẩm chăm sóc vườn cây KTCB trong tháng của người lao động được tính như sau:

Ti = Dg * KLth * %KLht

Trong đó:

+ Ti : Là tiền lương tháng theo sản phẩm chăm sóc vườn KTCB của người thứ i

+ KLth: Là khối lượng ngày công thực hiện trong tháng của người thứ i + %KLht: Là % khối lượng hoàn thành trong tháng của người i

Ví dụ: Một công nhân chăm sóc vườn cây KTCB, trong 1 tháng công nhân này làm 28 ngày, đơn giá một ngày công chăm sóc là 70.000đồng. Cuối tháng công việc của công nhân này hoàn thành được 90%. Vậy tiền lương mà công nhân trên nhận được là:

T= 70.000 x 28 x 90% = 1.764.000 đồng

* Nhận xét:

- Ưu điểm: Đây là những hình thức trả lương phổ biến đối với những doanh nghiệp trong nghành chăm sóc, chế biến và khai thác mủ cao su. Với việc áp dụng nhiều cách thức trả lương khác nhau cho những đối tượng lao động khác nhau đã giúp cho việc trả lương của Công ty công bằng và có hiệu quả hơn.

- Nhược điểm: Với số lượng lao động trực tiếp nhiều thì việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc là một điều hết sức khó khăn, và việc đánh giá này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đánh giá. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này thì Công ty cần phải có một hệ thống đánh giá công bằng và thống nhất trên toàn Công ty, để việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc và trả lương cho người lao động là công bằng nhất.

Dưới đây là bảng tổng quỹ lương sản phẩm và số lao động được hưởng lương sản phẩm.

Bảng 2.4: Tổng quỹ lương sản phẩm và số lượng lao động hưởng lương sản phẩm

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê)

Tổng quỹ lương thực hiện trong kì bao giờ cũng lớn hơn kế hoạch đề ra. Cụ thể là năm 2008 thực hiện lớn hơn kế hoạch là 1,765 tỷ đồng. Tương ứng vượt 1,6% so với kế hoạch. Năm 2009 và 2010 tương ứng tăng lên so với quỹ tiền lương kế hoạch dự tính là 3,7% và 9,9%. Thực chất dựa vào công thức tính tổng quỹ lương sản phẩm (quỹ lương sản phẩm bằng từ 73% đến 83%) thì cũng đã đáp ứng được yêu cầu về dự tính tổng quỹ lương sản phẩm, nhưng do có sự vượt chi là do dự báo cung nhân lực còn thiếu chính xác và yếu tố tiền lương tối thiểu cũng góp phần làm chênh lệch quỹ lương này so với dự kiến.

Dựa trên những phân tích ở trên ta thấy yêu cầu đặt ra là phải làm sao hoàn thiện hơn cách tính quỹ lương này để các kế hoạch đặt ra sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh hơn.

Bình quân thu nhập của người lao động hưởng lương theo sản phẩm đều tăng lên qua các năm kể cả kế hoạch lẫn thực hiện, điều này chứng tỏ sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo Công ty đối với người lao động. Năm 2009 thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương sản phẩm là 4,910 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 514 ngàn đồng tương ứng với mức tăng là 11,7%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16,9%. Điều này cho thấy thu nhập của người hưởng lương sản phẩm ngày càng cao hơn, đời sống vật chất cũng ngày càng được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê (Trang 41 - 44)