NHTM.
Do Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng không có quy định cụ thể mức cho vay so với giá trị thẩm định tài sản thế chấp, dẫn đến mỗi ngân hàng, tùy theo khả năng và nhận thức của mình, đã xây dựng quy định riêng để nhận, thẩm định và cho vay trên giá trị tài sản.
Ngoài những ngân hàng lớn, đặc biệt là các NHTM cổ phần như ACB, Sacombank, đã thành lập hẳn công ty chuyên thẩm định tài sản với mục tiêu phục vụ chính là thẩm định các tài sản cần thế chấp tại ngân hàng đó, vẫn còn nhiều NHTM khác như Vietinbank, Agribank.. chưa thực hiện thẩm định TSTC một cách chuyên nghiệp, thể hiện qua hình thức bộ phận tín dụng vừa cho vay, vừa có chức năng thẩm định tài sản.
Với cơ chế này, việc thẩm định TSTC rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do :
+ Không có sự tách hẳn về chuyên môn, CBTD và CB thẩm định có thể hoán chuyển vị trí cho nhau đối với các hồ sơ, nên dễ dẫn đến sự cấu kết, cả nể, thông đồng về giá trị thẩm định giữa CBTD và CB thẩm định tài sản.
+ Thiếu sự đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về kỹ năng thẩm định tài sản, nên CB thẩm định thực hiện việc đánh giá tài sản còn mang tính chủ quan, thiếu cơ sở, đặc biệt là trong việc đánh giá giá trị xây dựng còn lại của TSTC là nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Đối với các tài sản phức tạp, mang tính chuyên dùng cao hoặc có giá trị lớn, khả năng định giá tài sản một cách chính xác của CB thẩm định hầu như là
không thể. Tuy nhiên, ngoài một số trường hợp có thể thỏa thuận với khách hàng đưa tài sản định giá sang công ty chuyên trách thẩm định, nhiều trường hợp CB thẩm định phải tự định giá dựa trên báo cáo của đơn vị, trên hóa đơn, chứng từ kế toán, hoặc kinh nghiệm cá nhân vì các lý do tế nhị như áp lực cạnh tranh, lôi kéo khách hàng hay tác động từ lãnh đạo ngân hàng.
+ CB thẩm định thiếu điều kiện cũng như khả năng khai thác, tiếp cận, cập nhật với những nguồn thông tin chính xác về giá trị thị trường của tài sản. Nguyên nhân là do các NHTM không xây dựng bảng giá riêng, cũng không sẵn sàng chi trả cho các công ty chuyên thẩm định tài sản để có được các thông tin đáng tin cậy, vì vậy, các CB thẩm định chỉ có thể dựa vào các thông tin trên một số website không chính thức về bất động sản của các công ty hay tham khảo trên các báo, đài nên thiếu độ chính xác.
+ Ngay cả khi phải trả các chi phí cao để mong muốn có được các thông tin chính xác về giá trị tài sản, các NHTM vẫn phải đối mặt với rủi ro nhất định nếu chỉ dựa và đặt niềm tin vào các chứng thư thẩm định của công ty thẩm định giá. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có những quy định ràng buộc chặt chẽ của nhà nước về trách nhiệm liên đới của công ty thẩm định trong trường hợp gây thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, nhiều trường hợp vì quyền lợi riêng của một bộ phận cá nhân, các công ty định giá có thể nâng giá trị tài sản cao hơn mức bình thường của thị trường mà ngân hàng khó có thể nhận biết.