Tỷ suất lợi nhuận gộp:
= Lợi nhuận gộp từ bán hàng
Doanh thu
Tỷ số này càng cao càng tốt , cho thấy DN đang hoạt động có hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
= Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, nên hệ số càng cao cho thấy khả năng khai thác tài sản của DN là hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
= Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE là một phương trình thể hiện mối quan hệ và tác động của các nhân tố hệ số lãi ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính, qua đó, cho thấy được cách mà DN sử dụng để làm tăng suất sinh lời. ( ROE = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính).
Đánh giá ROE thế nào là tốt còn phụ thuộc vào cách mà DN sử dụng để đạt được nó vì nếu sử dụng đòn bẩy tài chính cao để nâng cao ROE thì mức độ rủi ro sẽ cao, dưới giác độ ngân hàng, có thể chỉ chấp nhận ROE thấp hơn lại an toàn.
1.2.3.7 Thẩm định phương án vay vốn
Thẩm định phương án, dự án vay vốn của DN để xem xét tính khả thi và hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể quyết định nên cho vay hay không và nếu cho vay thì số tiền cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ thế nào là hợp lý, nhằm đảm bảo khách hàng hoạt động có hiệu quả, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Để thẩm định phương án vay, ngân hàng cần tìm hiểu các thông tin như giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra sản phẩm của phương án, cũng như các kinh nghiệm, năng lực triển khai dự án, khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án.
1.2.3.8 Thẩm định tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là phương tiện cuối cùng đảm bảo cho quyền lợi của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra, vì vậy, thẩm định tài sản thế chấp có vai trò quan trọng. Nội dung thẩm định bao gồm :
- Thẩm định tính pháp lý giấy tờ TSBĐ : đánh giá mức độ đầy đủ, hợp pháp,
hợp lệ của các loại giấy tờ TSBĐ.
- Tình trạng sở hữu, tranh chấp, quy hoạch : nhằm đảm bảo khách hàng
đúng là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và tài sản thế chấp hiện không bị tranh chấp, quy hoạch giải tỏa.
- Tài sản có được phép giao dịch : với các tài sản chuyên dụng, cần thẩm
định xem tài sản đó có bị hạn chế hay cấm giao dịch không, hoặc trong trường hợp giao dịch, phải kèm theo các điều kiện gì.
- Tài sản phải mua bảo hiểm : cần xác định rõ TSBĐ có thuộc loại phải mua bảo hiểm hay không, phải mua bảo hiểm loại gì ( toàn phần hay một phần ).
- Tính thanh khoản của TSTC : là việc đánh giá tài sản có dễ thanh lý khi
cần, với mức giá mà ngân hàng chấp nhận hay không.
- Giá trị tài sản : dựa trên các quy định về nhận TSTC của ngân hàng và
việc thẩm định thực tế tài sản, CB thẩm định xác định giá trị tài sản, làm cơ sở để xét duyệt cho vay.
Việc thẩm định TSBĐ được tiến hành trên cơ sở các thông tin sau :
- Các giấy tờ, tài liệu do đơn vị cung cấp.
- Khảo sát thực tế.
- Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới TSBĐ.
- Các nguồn khác : như công an , toà án, uỷ ban, hàng xóm, báo chí...
1.2.3.9 Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
- Khái niệm :
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng như trả lãi và vốn vay khi đến hạn, nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng, được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.