a. Vấn đề chính sách, chế độ bao cấp, ưu tiên, độc quyền và bảo hộ
Có thể nói chính sự bao cấp, ưu tiên, độc quyền và bảo hộ không hợp lý của nhà nước đã gây một kết quả trái với mong đợi, biến các DNNN trở thành những đứa con được quá nuông chiều, luôn nhũng nhiễu và thường tỏ ra kém cỏi khi phải đối mặt với những
khó khăn, thách thức của thực tế. Sự bao cấp, ưu tiên, độc quyền của nhà nước là nguyên nhân cơ bản làm cho các DNNN không được điều hành theo đúng cơ chế thị trường và hậu quả là các DNNN mất sức cạnh tranh luôn phải cậy nhờ vào sức mạnh và sự can thiệp vốn rất hạn hẹp của bà mẹ nhà nước. Trong xu thế hội nhập, nếu không nhanh chóng xoá bỏ chế độ bao cấp, ưu tiên, độc quyền thì DNNN khó có thể có được sức mạnh thực sự để cạnh tranh có kết quả với các doanh nghiệp trong ngoài nước trên thị trường trong nước và quốc tế chứ chưa nói đến vai trò chủ đạo của nó, nghĩa là nó phải kinh doanh có hiệu quả nhất, có sức cạnh tranh lớn nhất và gương mẫu đi đầu trước mọi thách thức trong quá trình hội nhập. Ta có thể thấy căn bệnh độc quyền dẫn tới những phi lý về giá cả làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng và ảnh hưởng tới sự cạnh tranh và sự phát triển lành mạnh của chính các doanh nghiệp nhà nước. Giá sản phẩm và dịch vụ của các công ty độc quyền bất hợp lý làm biết bao doanh nghiệp khốn đốn và mất sức cạnh tranh một cách oan uổng. Những ưu tiên, độc quyền kiểu này chính là nguyên nhân dẫn đến những nghịch lý đang tồn tại như một căn bệnh di căn làm trở ngại sự phát triển bình thường của cả nền kinh tế. Rõ ràng là việc xoá bỏ những ưu tiên, độc quyền cho các DNNN không chỉ có tác dụng làm cho chính các doanh nghiệp này trở nên vững mạnh và có sức cạnh tranh lớn hơn mà quan trọng hơn, nó còn là một điều kiện tiên quyết để cho cả nền kinh tế phát triển ổn định theo những quy luật thông thường.
b. Vấn đề đầu tư
Hiện nay, ở một số nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam, có một thực trạng là các DNNN hiện sử dụng một tỷ lệ lớn các nguồn lực nhưng lại tạo ra quá ít việc làm và có mức tăng năng suất lao động thấp. Đầu tư, phát triển sản xuất của các DNNN thiếu hiệu quả do không gắn với thị trường và thiếu chiến lược đầu tư hợp lý. Nhiều tác giả phân tích những tác hại của hiện tượng các DNNN đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ, lạc hậu hàng chục năm so với các nước phát triển nhưng theo chúng tôi vấn đề còn trầm trọng hơn nếu các DNNN được đầu tư dàn trải và sai định hướng. Bài học nhiều doanh nghiệp quốc doanh đầu tư phát triển xi măng lò đứng để rồi chết đứng là một ví dụ. Theo chúng tôi, sự lộn xộn và thiếu hiệu quả đầu tư của các DNNN thể hiện ngay
trong chiến lược đầu tư ở tầm vĩ mô. Chúng ta chạy theo sự đầu tư dàn trải vào các ngành, các lĩnh vực trong khi ngân sách nhà nước khá hạn chế. Chúng ta chưa thể quên được bài học đắt giá của cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 mà một trong những nguyên nhân chủ yếu của nó là sự sai lầm của chiến lược đầu tư. Trong thực tế hội nhập và phân công lao động quốc tế hiện nay cho phép chúng ta không phải lặp lại tất cả những gì các quốc gia đi trước đã trải qua. Trong chiến lược đầu tư hiện nay, với vị thế, hoàn cảnh của đất nước, chúng ta nên tập trung đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch và công nghệ thông tin, đó là những ngành chúng ta có cơ hội hợp tác và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.
c. Vấn đề sử dụng nhân lực và chính sách tiền lương
Tại một số nước hiện nay, nhất là ở các nước đang trong tình trạng ở các giai đoạn đầu của quá trình thực hiện nền kinh tế theo chế độ đa dạng hóa các thành phần kinh tế thì sự yếu kém của các DNNN một phần là do không thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Một thực tế là ngày nay lực lượng chất xám trong đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, có xu hướng bị thu hút về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nơi có tiền lương và thu nhập cao hơn. Về bản chất đây là hiện tượng bình thường của kinh tế thị trường, các DNNN với tiền lương thấp hơn đương nhiên khó lòng thu hút được đội ngũ lao động có chất lượng cao. Kết quả là các DNNN vốn dĩ yếu kém càng ngày càng mất đi sức mạnh cạnh tranh về chất lượng đội ngũ lao động của mình.
Thực tế cũng cho thấy, các DNNN chỉ có thể thực sự có vai trò chủ đạo khi nó là một mô hình kinh doanh năng động, có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và gương mẫu đi đầu trong nhiệm vụ cạnh tranh và hội nhập quốc tế đầy khó khăn ngày nay. Vì vậy, đổi mới DNNN phải là thực hiện những giải pháp khắc phục những thiếu sót cơ bản kể trên chứ không thể chỉ đổi mới thông qua các giải pháp mang tính tổ chức, tình thế. Thành công của công tác đổi mới các DNNN chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, việc đổi mới các DNNN cần đặt trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế gắn với quá trình hội nhập. Đặt các DNNN bình đẳng
trong nền kinh tế nhiều thành phần và vận hành chúng theo những quy luật kinh tế thị trường, đó là giải pháp cơ bản để đổi mới và hướng tới mục tiêu "giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần" ở các quốc gia này.
2.1.4 Ví dụ về ảnh hưởng của khu vực công đối với quá trình phát triển kinh tế:
a. Trên thế giới
Ngày nay, như chúng ta đã nói ở trên, khu vực kinh tế công-kinh tế nhà nước vẫn là một bộ phận không thể thiếu trong nội bộ của bất kỳ một quốc gia nào. Với vai trỏ đóng góp không ít của nó, chúng ta có thể thấy được điều này. Chúng ta còn có thể thấy rõ hơn thông qua ví dụ cụ thể về những đóng góp không nhỏ của bộ phận kinh tế này ở một số quốc gia trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong xu thế toàn cầu hoá đang phát triển theo chiều sâu và bề rộng nên phạm vi tác động rất rộng lớn, sự lan toả rất nhanh chóng. Xem xét vai trò và tác động của nhà nước đối với cuộc khủng hoảng lần này, nổi rõ hai khía cạnh:
Một là, tuy không nước nào thoát khỏi sự tác động xấu do cuộc khủng hoảng này gây ra, nhưng thực tiễn cho thấy mức độ ảnh hưởng từ các nước và các khu vực rất khác nhau: Các nền kinh tế càng “nhiều nhà nước” thì càng ít chịu thiệt hại, ngược lại các nền kinh tế càng “ít nhà nước” thì tổn hại càng nặng nề: Có thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh sau đây:
Tăng trưởng lạm phát năm 2008 và dự báo năm 2009 (IMF)
Đơn vị tính: % (Nguồn: Consensus Ecoromics, IMF (2009)
Tăng trưởng Lạm phát (theo CPI)
Các nền kinh tế 2008 Dự báo 2009 2008 Dự báo 2009 Hoa Kỳ 1,2 - 0,7 4,0 1,6
Khu vực đồng Euro 1,0 - 0,5 3,3 1,9
Nhật Bản 0,4 - 0,2 1,6 - 0,3 Hàn Quốc 4,0 2,0 4,7 3,0 Singapore 4,3 3,0 5,9 3,0 Thái Lan 2,0 2,0 6,5 3,1 Ấn Độ 6,9 6,3 9,6 4,3 Trung Quốc 9,3 8,5 6,1 3,4
Rõ ràng Hoa Kỳ là nước thực hiện cơ chế thị trường tự do sâu rộng nhất, nhà nước quản lý ít nhất, bị tác động mạnh nhất và nền kinh tế lún sâu nhất trong bãi lầy khủng hoảng (tăng trưởng kinh tế dự báo năm 2009 là âm 0,7%); Ngược lại, Trung Quốc có nền kinh tế được điều hành quản lý chặt chẽ và hiệu quả nên bị ảnh hưởng ít nhất (dự báo tăng tổng kinh tế năm 2009 khoảng 8,5%).
Hai là, ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, hầu như tất cả chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng vào cuộc, tìm mọi giải pháp có thể để khắc phục hậu họa của nó: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và nhiều nền kinh tế thế giới đã phải phối hợp sử dụng nguồn lực tài chính chưa từng có và tất cả những biện pháp mạnh nhất để hỗ trợ thanh khoản, ứng cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ. Các nhà quản lý của 20 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã nhất trí đồng thuận với kế hoạch sử dụng hàng ngàn tỉ USD nhằm khơi thông dòng chảy thương mại vực dậy đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Các gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ của các nước đã được thực thi. Gói cứu trợ của Mỹ lên tới hơn 2.000 tỉ USD, Anh 850 tỉ, Liên minh Châu Âu hơn 200 tỉ, Nhật Bản 255 tỉ, Hàn Quốc 141 tỉ.
Với tất cả các giải pháp can thiệp mạnh và sự quyết tâm lớn, nền kinh tế của các nước đã có những bước chuyển biến theo chiều hướng khả quan, tín hiệu kinh tế phục hồi ở các nước đều nhanh hơn dự tính.
So với tình hình chung ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế Trung Quốc vừa ít bị ảnh hưởng do khủng hoảng vừa phục hồi một cách nhanh chóng, khả quan hơn. Trong
9 tháng đầu năm 2009, Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7% đến 8%, Quý 3/2009 là 8,9%. Các nhà kinh tế nhận định rằng, gói kích cầu trị giá 586 tỉ USD được áp dụng từ tháng 11 năm 2008 đến nay đã có tác động quyết định đến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Với đà này, Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế hơn 8% trong cả nước năm 2009. Đây là yếu tố quan trọng tạo thêm nhiều việc làm cũng như đảm bảo ổn định xã hội. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, chính sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc đã góp phần quan trọng để kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng. Kết quả này cũng chứng tỏ vai trò tích cực và hiệu quả không thể phủ nhận của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được phần nào tầm quan trọng của bộ phận kinh tế nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế hiện nay.
b. Trong nước
Ở Việt nam, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ phận kinh tế nhà nước (khu vực công) vẫn là bộ phận chủ lực và không thể thiếu được. Cụ thể, Tính đến 31/12/2005, cả nước có 3067 công ty nhà nước (bằng 58,2% số lượng công ty nhà nước năm 2000) và 944 doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Tuy nhiên, có một thực tế đó là số lượng các công ty công ở nước ta hiện nay đang có xu hướng giảm. Quan sát bảng ở bên dưới chúng ta có thể thấy được điều này:
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp
Quy mô vốn trung bình của một doanh nghiệp nhà nước đã được nâng lên, so với thời điểm 1/1/2001, vốn nhà nước tại công ty nhà nước tăng trên 50%, quy mô vốn của công ty nhà nước tăng 1,08 lần, đầu tư tài sản cố định tăng 15,8%/ năm.. Kết quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của cả khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có sự tăng trưởng; cụ thể là: số doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm 79,4%, hòa vốn chiếm 5,4% và thua lỗ là 15,2%; doanh thu tăng bình quân 11,2%/ năm trong giai đoạn 2001-2005, tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2005 đạt 15,4%. Căn cứ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước, theo báo cáo chưa đầy đủ thì kết quả phân loại năm 2004 đối với 2.848 công ty nhà nước gồm: 42% xếp loại A, 41% xếp loại B và 17% xếp loại C. Đồng thời, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và vẫn là “lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, anh ninh” (Nghị quyết Trung ương ba khoá IX). Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, thu nhập của nhân dân đã có bước cải thiện đáng kể. Năm 1995, GDP bình quân đầu người mới đạt 289 USD; năm 2005: 639 USD; năm 2007: 835 USD. Năm 2008, GDP bình quân theo đầu người đã đạt trên 1.000 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam vượt qua ngưỡng nước thu nhập thấp(2)…
Vai trò của bộ phận kinh tế Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực thi nhà nước đã đưa ra các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ sở tiên định những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó, các công ty công cùng với Nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập; chưa có giải pháp mang tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt chức năng chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất yếu kém; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường…Lấy ví dụ cụ thể hơn, trong thời gian gần đây, khi mà nền kinh tế nước nhà ở trong tình trạng lạm phát tăng cao, Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, việc tăng giá các mặt hàng liên tục đã tạo một sức ép lớn lên chỉ số tiêu dùng (CPI), tuy nhiên chúng ta thấy không nhiều những nỗ lực của các DNNN trong việc bình ổn giá. Đơn cử một vài trường hợp:
Chúng ta nghe đến việc các doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ nhưng Tổng công ty xăng dầu Việt Nam khi báo cáo lại có kết quả kinh doanh lãi đến vài trăm tỷ đồng.
Chúng ta nghe đến chuyện Tổng công ty Hàng không Việt Nam đề nghị tăng giá vé để bù đắp chi phí nhưng theo thống kê thì tiền lương của các nhân viên trong doanh nghiệp này thuộc loại cao nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Hay chuyện Tập đoàn Than Khoáng sản
đề nghị tăng giá than vì hiện tại đang bán với giá thấp hơn giá thế giới nhiều nhưng nhiều công ty than niêm yết báo cáo có mức lợi nhuận lên đến 100% vốn điều lệ.
Rồi chuyện Tổng công ty Điện lực Việt Nam đề nghị tăng giá để bù lỗ và có nguồn