Vai trò của khu vực công

Một phần của tài liệu 232090 (Trang 35 - 36)

Với khái niệm đã được giải thích rõ ràng ở phần cơ sở lý luận phía trên, chúng ta biết được “khu vực công” chính là thuật ngữ chỉ chung cho khu vực “kinh tế nhà nước”. Từ xưa đến nay, nền kinh tế nhà nước-kinh tế công luôn là một thành phần kinh tế vô cùng quan trọng ở bất cứ một quốc gia nào. Nó tạo ra một lượng lớn của cải vật chất phục vụ cho xã hội đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất công cộng và dịch vụ như đường sá, cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông công cộng, giáo dục, y tế… mà ở các thành phần kinh tế khác không hoặc rất hiếm khi tham gia vào quá trình sản xuất hay tạo ra. Đó là một bộ phận kinh tế mà tùy theo mỗi quốc gia khác nhau, nó sẽ chiểm một tỉ trọng khác nhau. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng, ở hầu hết các nước, tỉ trọng đóng góp của khu vực công là tương đối cao. Theo thống kê thì khoảng 12% các hoạt động kinh tế của các nước phát triển ở phương Tây là thuộc khu vực công. Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, khu vực công là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khi ở các nước có nền kinh tế hỗn hợp như Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Brazil thì thành phần kinh tế này chiếm hơn ¼. Trong khi đó ở 24 nước công nghiệp hóa OECD thì thành phần này chiếm ít hơn 1/6(tính tới tháng 12-1995).

Rõ ràng, không phải vô cớ mà khu vực công lại là một thành phần kinh tế vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong nền kinh tế của bất kỳ một nước nào. Chỉ cần lấy một vài ví dụ điển hình của một số nước chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng không nhỏ của nó. Trước đây, nếu không dựa vào kinh tế nhà nước thì làm sao trong một thời

gian tương đối ngắn, Liên Xô có thể trở thành cường quốc. Ngày nay, đâu phải nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân và các "hộ chuyên" góp sức tạo thành. Ngay tại những nước tư bản phát triển nhất, kết cấu hạ tầng cũng vẫn phải do nhà nước đảm nhận xây dựng và vận hành. Chẳng hạn, ở Anh, dưới thời Thủ tướng M. Thát-chơ, người ta không thể nào tư nhân hóa được hệ thống đường sắt mà chỉ bán các nhà ga và những đoàn tàu; nước Mỹ cũng không thể rao bán NASA và các nhà máy điện hạt nhân cho những tập đoàn tư bản kếch sù, dù đó là Bô-ing hay Mai-crô-xốp... Bài học của Mê-hi- cô, do hành động theo "đơn thuốc" của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) là tư nhân hóa ồ ạt các doanh nghiệp nhà nước, đã dẫn đến thảm họa thế nào, chúng ta đều biết rõ. Dù không nói công khai, nhưng dưới nhiều hình thức, ở những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,... kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò "bà đỡ" cho các doanh nghiệp vào những giai đoạn khó khăn, nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài. Những năm gần đây, khi nền kinh tế trì trệ, các chính phủ Mỹ, Nhật Bản, không phải chỉ một lần, xuất dự trữ nhà nước mua cổ phiếu để cứu vãn một số công ty khi chúng bị chao đảo trên thị trường chứng khoán.

Nói như thế mới thấy được vai trò của khu vực công là hết sức quan trọng. Vậy tại sao khu vực công lại quan trọng đến như vậy? Nó tác động như thế nào đến quá trinh phát triển kinh tế? để biết được điều đó, chúng ta sẽ đi vào phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khu vực kinh tế công đối với quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu 232090 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w