Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu 232090 (Trang 27 - 28)

Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và bình đẵng về cơ hội phát triển là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Bảo đảm các quyền chính trị và công dân là mục tiêu phát triển rộng hơn. ( Báo cáo NHTG, 1992)

“Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cấu mà xã hội ấy cho là cơ bản.” (Gerad Grilet)

“Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội” (M.Gillis)

 Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã được thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát qua ba tiêu thức: Một là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện các mục tiêu khác của phát triển. Hai là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức thể hiện sự biến đổi về chất của một nền kinh tế hay một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là sự tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí, giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu 232090 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w