Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank

Một phần của tài liệu 612 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Citibank Việt Nam (Trang 77 - 86)

3 Chương : Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Việt Nam

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank

3.1.6 Phát triển và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng cá nhân

Citibank Việt Nam đã khẳng định được vị trí là ngân hàng đại lý hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng cá nhân mảng hoạt động này gần như chưa được phát triển, nguyên nhân là do chiến lược, chính sách phát triển và những chuẩn mực đánh giá khắt khe của Citigroup tại thị trường Việt Nam trong thời gian trước đây. Trong vài năm trở lại đây đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng và từng bước ổn định của Việt Nam đã khiến Citigroup điều chỉnh chính sách. Ngân hàng Ciibank đã từng bước tiếp cận với đối tượng khách hàng cá nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thơi gian tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tín dụng theo nhóm, Citibank sẽ nhanh chóng xây dựng các chuẩn mực đánh giá rủi ro cho thị trường khách hàng cá nhân dành riêng cho Việt Nam. Đó chính là cơ sở để Citibank từng bước thâm nhập và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển mảng dịch vụ khách hàng cá nhân.

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Citibank Citibank

3.2.1 Về cơ chế chính sách

3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng cho thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam là một thị trường mới nổi, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước chuẩn bị sẵn sàng

để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, đã phát triển về thế và lực. Bên cạnh đó luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đang ngày càng tăng. Vì vậy Citigroup hoàn toàn có lý do để thay đổi cái nhìn về thị trường cũng như doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao mức độ tín nhiệm của thị trường Việt Nam. Thực tế là những đánh giá gần đây vào khoảng cuối năm 2006 của tổ chức tín nhiệm uy tín Moody’s đã đánh giá mức độ tín nhiệm của thị trường Việt Nam đã tăng lên một bậc, thể hiện sự công nhận của quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được.

Với việc mở cửa dần theo lộ trình hội nhập mà Việt Nam đã cam kết với tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường tài chính là một trong các lĩnh vực được mở cửa đầu tiên; do đó các tổ chức tài chính đặc biệt là các ngân hàng có uy tín trên thế giới cũng đang chuẩn bị nhanh chóng gia nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Dự đoán trong thời gian tới cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam sẽ là rất khắc nghiệt không chỉ đối với các ngân hàng thương mại Việt nam mà cả các ngân hàng toàn cầu. Ngay cả hiện nay, ngân hàng HSBC (cùng với Citibank là một trong năm ngân hàng uy tín nhất toàn cầu) đã có mặt ở Việt Nam với chiến lược kinh doanh khá cởi mở.

Ngoài ra, thị trường Việt Nam có đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng nên để Citibank có thể thâm nhập sâu và rộng đòi hỏi cần xây dựng một chính sách tín dụng riêng cho thị trường Việt Nam sao cho phù hợp nhất đảm bảo mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng.

Như đã nhận xét ở phần trên về những hạn chế của hoạt động tín dụng của Citibank Việt Nam: về sản phẩm, về khách hàng, về giá cả tín dụng… Nguyên nhân do Citibank trong khi đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động cho vay trong nước là quá cao, lại xếp hạng rủi ro công ty ngang bằng rủi ro của đất nước (phương pháp xác định chung của Citigroup).Với việc

xây dựng chính sách tín dụng cụ thể cho Việt Nam: đánh giá các doanh nghiệp với góc nhìn là ngân hàng tại Việt Nam, Citibank Việt Nam có thể đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về doanh nghiệp Việt Nam vì thế có được chiến lược cởi mở hơn. Như thế, Citibank Việt Nam sẽ có thể từng bước mở rộng đối tượng khách hàng, cung cấp cho họ đa dạng sản phẩm tín dụng, nâng cao dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Citibank cũng cần phải xây dựng các chính sách đảm bảo tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và đối phó với các rủi ro tín dụng.

3.2.1.2 Chính sách khách hàng

Để mở rộng hoạt động tín dụng, Citibank cần thiết cần đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Nếu trước đây, khách hàng có quan hệ tín dụng với Citibank chỉ là Chính phủ, các tổng công ty và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì bây giờ Citibank cũng sẽ hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhóm khách hàng này có đặc điểm là rất linh hoạt với những biến động của thị trường. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn rất hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và không có những trì trệ, vướng mắc như ở những doanh nghiệp lớn hoặc những doanh nghiệp Nhà nước. Đây sẽ là mảng khách hàng không nhỏ, hứa hẹn sẽ đem lại cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể từ việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này. Tiếp theo khi ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng cần hướng tới khách hàng cá nhân, đây cũng sẽ là một mảng thị trường “màu mỡ” khi mà thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại những thành phố lớn.

3.2.1.3 Chính sách sản phẩm

Cùng với việc đa dạng hóa khách hàng mục tiêu, Citibank cũng cần phải đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Bằng việc thu thập thông tin và nắm rõ thị trường, Citibank Việt Nam cần từng bước triển khai thêm các sản phẩm mới hoặc phát huy những sản phẩm đã có mà chưa được sử dụng rộng rãi.

Trong thời gian tới đây, việc mở rộng hoạt động tín dụng cần làm từng bước vì thế chỉ đưa thêm một số sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng những sử dụng những sản phẩm tín dụng cũ cần thiết phải xây dựng chính sách khách hàng thích hợp nhất với từng sản phẩm và những quy định cho việc áp dụng.

Đặc biệt thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn phát triển bùng nổ, nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài về các chứng khoán Việt Nam đang tăng lên đáng kể, vì thế Citibank cần nhanh chóng phát triển và hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh phát hành trong thời gian tới đây.

3.2.1.4 Chính sách giá tín dụng

Gía của khoản tín dụng là tiền khách hàng trả cho ngân hàng để có quyền sử dụng số vốn đó trong thời gian nhất định, đó chính là tiền lãi. Xét theo mặt bằng chung, lãi suất danh nghĩa tín dụng trung bình cho các hợp đồng tín dụng của Citibank là 15.17%, đây là giá quá đắt khi so với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó Citibank cần từng bước làm giảm giá tín dụng:

 Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn: Citibank có lợi thế có ngân hàng mẹ có chi nhánh toàn cầu, như vậy dễ dàng huy động vốn từ thị trường quốc tế, đặc biệt là khi thị trường Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Đó là nguồn tiền dài hạn với chi phí thấp hơn bổ sung cho hoạt động tín dụng của Citibank. Đây cũng là cơ sở cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn.

 Từng bước giảm chi phí hoạt động và các chi phí tín dụng liên quan. Chẳng hạn khi cần phân tích ngành cho mục đích phân

tích khách hàng thì có thể sử dụng một bản phân tích ngành cho tất cả các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Khi giảm giá tín dụng sẽ nâng cao tính cạnh tranh cho hoạt động tín dụng của Citibank, mở rộng khách hàng có khả năng tiếp cận vốn vay.

3.2.1.5 Chính sách nhân viên

Hiện nay lực lượng nhân viên tại Citibank còn ít so với khối lượng công việc, thông thường một người sẽ phải đảm nhiệm rất nhiều công việc. Trong thời gian tới khi mở rộng hoạt động tín dụng, Citibank cần tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên để đảm bảo đáp ứng khối lượng công việc.

3.2.1.6 Chính sách ngân hàng cá nhân

Citibank đã bắt đầu từng bước vào mảng hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cá nhân. Như đã nói ở trên, thị trường Việt Nam có những đặc trưng riêng nên mặc dù mảng hoạt động này của Citigroup cũng là một mảng hoạt động hiệu quả, Citibank Việt Nam vẫn cần xây dựng chính sách và chiến lược phát triển rõ ràng để tạo cơ sở vững chắc phát triển cho mọi hoạt động của ngân hàng.

Khi dịch vụ ngân hàng cá nhân được triển khai rộng rãi sẽ là cơ sở để ngân hàng để huy động và mở rộng hoạt động tín dụng.

3.2.1.7 Chính sách Marketing

Hoạt động Marketing của Citibank hiện nay còn rất hạn chế: chủ yếu là Marketing trực tiếp, số lượng người biết đến ngân hàng còn ít và khá mù mờ về các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường hoạt động Marketing và quan hệ công chúng để được biết đến nhiều hơn. Cần có những bản giới thiệu qua các dịch vụ ngân hàng để với những khách hàng quan tâm không nhất thiết phải gặp những người thuộc ngân hàng mới có được thông tin. Đặc biệt nên xây dựng trang web riêng bằng tiếng Việt cho

khách hàng Việt Nam thay vì vẫn dùng trang web của Citigroup bằng tiếng Việt gây khó khăn cho khách hàng khi tiếp xúc với Citibank.

3.2.2 Về công tác điều hành, quản trị kiểm soát

3.2.2.1 Xây dựng quy trình tín dụng rõ ràng rành mạch

Cần xây dựng quy trình tín dụng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được diễn ra chính xác, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. Việc xây dựng quy trình tín dụng rõ ràng sẽ quy định trách nhiệm của từng cán bộ, tăng khả năng kiểm soát tín dụng, nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng.

3.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, và kiểm tra chất lượng

Cần có sự tham gia thường xuyên hơn của bộ phận kiểm soát nội bộ để đảm hoạt động tín dụng được thực hiện theo đúng các quy trình tín dụng. Điều này là vô cùng quan trọng khi mà Citibank mở rộng hoạt động tín dụng, các hợp đồng nhiều và thường xuyên sẽ làm cho nhân viên có thể lơi là và bỏ qua một vài bước trong khi phân tích và đưa ra quyết định tín dụng, sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng.

3.2.2.3 Thường xuyên kiểm tra định kỳ và thường xuyên

Cần kiểm tra tổng thể hoạt động tín dụng định kỳ và thường xuyên. Thay vì hiện nay theo phương pháp là hàng năm mỗi nhân viên bắt buộc phải nghỉ 2 tuần liên tục, trong thời gian đó sẽ có người làm thay và qua đó kiểm tra luôn các công việc, như vậy sẽ có thể là muộn khi mà phát hiện ra sai sót, cần có sự kiểm tra chéo nhau và liên tục để đảm bảo giảm thiểu sai sót. Hàng quý nên có báo cáo tổng thể các quan hệ tín dụng được thực hiện trong quý.

3.2.3 Về các giải pháp nghiệp vụ

Như đã phân tích ở trên việc xây dựng chương trình tín dụng riêng cho thị trường Việt Nam là cần thiết và quan trọng để mở rộng hoạt động tín dụng cả về chất và về lượng.

3.2.3.1 Tài sản đảm bảo

Nếu chỉ dựa trên tín chấp là chủ yếu thì thực sự có rất ít doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí đánh giá của Citibank, và loại hình cho vay này có rủi ro khá lớn đặc biệt tại thì trường Việt Nam khi mà chưa có nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đủ lớn có uy tín trên thị trường quốc tế.. Ngân hàng cần xây dựng các quy định cụ thể đối với tài sản đảm bảo là cơ sở cho việc tăng số lượng và chất lượng các hợp đồng tín có tài sản đảm bảo. Các quy định về tài sản đảm bảo sẽ bao gồm:

 Về đánh giá giá trị tài sản đảm bảo: Hiện nay do chưa có đủ cán bộ và cũng không có cán bộ có khả năng định giá giá trị tài sản. Vì thế ngân hàng nên thuê một cơ quan đánh giá có uy tín như Vinacontrol chẳng hạn. Như vậy sẽ đảm bảo tính chính xác khách quan khi đánh giá. Bên cạnh đó việc mở rộng loại hình tín dụng có tài sản đảm bảo nghĩa là sẽ thường xuyên Citibank có nhu cầu thuê một tổ chức đánh giá tài sản, vì thế Citibank nên kí hợp đồng lâu dài với cơ quan định giá có uy tín, vừa để giảm chi phí và thời gian cho vay vừa đảm bảo chất lượng của việc định gía do bản thân tổ chức định giá sẽ phải giữ uy tín với Citibank.

 Về tính pháp lý hợp lệ của tài sản đảm bảo: Cần đưa ra những bước kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo để tránh có thiếu sót trong quá trình kiểm tra. Như vậy để chắc chắn là tài sản đó thuộc quyền sở hữu của khách hàng, không có sự tranh

chấp về tài sản và tài sản đó không bị đem thế chấp cho ngân hàng khác.

 Về biện pháp quản lý tài sản trong thời hạn tín dụng: Citibank sẽ không thể giữ tài sản đảm bảo trong thời gian tín dụng do thiếu về cơ sở vật chất, kho bãi, nên thông thường khách hàng sẽ chỉ thế chấp còn vẫn giữ tài sản đó. Để đảm bảo giá trị của tài sản, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm giá trị tài sản.

 Về biện pháp xử lý tài sản đảm bảo: Nếu trong trường hợp ngân hàng cần bán tài sản để thu nợ vì vậy ngân hàng cần đề ra các giải pháp thanh lý tài sản hiệu quả ngay từ đầu hoặc lựa chọn tài sản đảm bảo có tính thanh khỏan cao dễ bán ra ngoài thị trường.

3.2.3.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp khách hàng, Citibank sẽ dựa trên các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Những chỉ tiêu được tính toán sẽ là cơ sở để ngân hàng chấm điểm tín dụng và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt cần quan tâm đến chỉ tiêu khả năng thanh toán của khách hàng vì những chỉ tiêu đó cho biết chính xác nhất khách hàng có thể thanh toán cho ngân hàng. Ngân hàng nên xây dựng các chỉ tiêu sao cho phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Chẳng hạn với chỉ tiêu thanh toán lãi vay được tính toán như sau:

Khả năng thanh toán lãi

vay

=

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)

Chỉ tiêu trên chưa thực sự phù hợp khi đánh giá khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đặc điểm những doanh nghiệp này thường ít có nợ dài hạn trong khi những khỏan vay chủ yếu của những doanh nghiệp này là nợ ngắn hạn. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần nghiên cứu và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.

3.2.3.3 Thu thập thông tin

Ngân hàng cần hoàn thện hệ thống thông tin khách hàng để tìm kiếm phát hiện những khách hàng tiềm năng, những nhu cầu của khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời kì tới. Hơn nữa thông tin khách hàng đầy đủ sẽ là cơ sở cho việc ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn chính xác. Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần thường xuyên cập nhất thông tin về khách hàng để có thể phát hiện sớm và giải quyết những yếu kém của khách hàng và khả năng không thu hồi vốn của ngân hàng.

3.2.3.4 Đánh giá doanh nghiệp đầy đủ hơn

Từ trước đến nay việc đánh giá doanh nghiệp chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào những chỉ tiêu đó chưa thể đánh giá một cách đầy đủ về doanh nghiệp. Cần phải xem xét cả những yếu tố khác như: trình độ của cán bộ công nhân viên, trình độ và tầm nhìn của nhà

Một phần của tài liệu 612 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Citibank Việt Nam (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w