3. Một số kiến nghị
3.3. Kiến nghị với Chính phủ
• Chính phủ cần ban hành các quy định mới về xử lý tài sản cầm cố, tạo cho ngân hàng có nhiều quyền hạn hơn trong vấn đề này.
• Chính phủ cần nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt và mở rộng giao dịch qua tài khoản.
• Chính chủ cũng cần tiếp tục đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
• Một điều nữa là chính phu cần tăng cường khả năng quản lý rủi ro, thẩm định và giám sát tín dụng của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng (thành lập trung tâm thông tin an toàn tín dụng; thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm).
• Chính phủ cần nghiên cứu khả năng thành lập một cơ quan/công ty quản lý nợ độc lập (cả nợ chính phủ và DNNN) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ.
• Chính phủ phải tối thiểu hóa các quy định có tính can thiệp vào quy trình nghiệp vụ, vào quyết định kinh doanh của các NHTM.
• Thể chế hóa với cam kết, trách nhiệm rõ ràng về các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ.
• Tách bạch chức năng cơ quan chủ quản với cơ quan giám sát, kiểm tra đảm bảo an toàn tín dụng và an toàn hệ thống của NHNN.
• Khuyến khích các NHTM giải quyết dứt điểm nợ xấu theo Đề án xử lý nợ xấu đã được Chính phủ phê duyệt. Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
• Sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến quy định về việc thừa nhận tư cách chủ nợ có bảo đảm của ngân hàng bảo lãnh.
• Về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai nên được sửa đổi theo hướng cho phép ngân hàng có quyền sử dụng đất đã nhận thế chấp hợp pháp, ngân hàng không phải làm thủ tục xin phép được bán đấu giá như hiện nay.
• Từng bước phát triển và hoàn thiện thị trường bất động sản nhằm tạo kiện thuận lợi hơn đối với việc vay tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhằm hạn chế rủi ro đầu tư, phát sinh nợ xấu… góp phần thúc đẩy thị trường tín dụng, TTCK phát triển lành mạnh.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM mà còn giúp ngân hàng khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và ổn định.
Hoạt động cho vay tốt là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy sự phát triển kinh tể vững mạnh của đất nước trong thời gian qua. Những tín hiệu tốt của nền kinh tế luôn đi kèm với tốc độ tăng trưởng cao trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng.
Nghiên cứu về các giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian được thực tập tại ACB Hà Nội, vận dụng những kiến thức được học, chuyên đề của em đã đề cập được một số vấn đề sau:
• Khái quát về hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại.
• Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội và thực trạng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, đồng thời đưa ra những đánh giá về thành tựu đã đạt được của chi nhánh, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
• Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp tai chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội
Những ý kiến em đưa ra xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân, với mong muốn được góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hoạt động cho vay và cũng là một chút thể nghiệm với những gì học được trên trường đại học. Vì vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Em kính mong được sự giúp đỡ của các thầy cô để hoàn thiện đề án này!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS.Vương Trọng Nghĩa 2. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – F.Mishkin 3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose
4. Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập – Quản lý quá trình tự do hóa tài chính – PGS.TS.Trần Ngọc Thơ
5. Thị trường tài chính Việt Nam – Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách – NXB Tài chính 6/2004
6. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – TS.Phan Thị Thu Hà 7. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – PTS.Lê Văn Tề 8. Luật các tổ chức tín dụng
9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
10. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 của ACB Hà Nội
11. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngân hàng – Tài chính khóa 43
12. Các báo và tạp chí: Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế…
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……… 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.. 3
1. Khái niệm ngân hàng thương mại………... 3
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại………. 3
1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ...4
1.2.1. Huy động vốn……….. 4
1.2.2. Hoạt động tín dụng……….. 6
1.2.3. Trung gian thanh toán……….. 7
2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại……….. 7
2.1. Khái niệm……….. 7
2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại………... 8
2.2.1. Căn cứ vào mục đích………... 8
2.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay………... 9
2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng……….. 9
2.2.4. Căn cứ vào hình thái tài sản………... 10
2.2.5. Căn cứ vào hình thức cho vay……… 10
2.2.6. Căn cứ vào mối quan hệ với người vay………. 15
2.2.7. Tín dụng bằng uy tín của ngân hàng (nghiệp vụ bảo lãnh)……… 17
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM………... 19
3.1. Các nhân tố khách quan………... 19
3.2. Các nhân tố chủ quan………... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH ACB HÀ NỘI……… 23
1. Khái quát về chi nhánh ACB Hà Nội ………... 23
1.1. Sự ra đời và nhiệm vụ chính của chi nhánh ACB Hà Nội………... 23
1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB Hà Nội………. 25
1.2.1. Phòng tổ chức hành chính……….. 25 1.2.2. Phòng kế toán………. 26 1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân………. 26 1.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp……… 27 1.2.5. Bộ phận thẻ - Bộ phận pháp lý chứng từ - Bộ phận thẩm định tài sản – Tổ xử lý nợ………... 30
1.3. Tình hình kinh doanh của chi nhánh ACB Hà Nội……….. 30
2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ACB Hà Nội………….. 31
2.1. Tình hình cho vay của chi nhánh………. 31
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh……… 39
3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ACB Hà Nội……….. 42
3.1. Thành tựu……… 42
3.2. Hạn chế và nguyên nhân………. 43
3.2.1. Hạn chế……….. 43
3.2.2. Nguyên nhân……….. 44
3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan………. 44
3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan………. 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HÀ NỘI……… 47
1. Định hướng cho vay của chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội……….. 47
2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội……….. 48
2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay doanh nghiệp……….. 48
2.2. Đa dạng hóa chính sách lãi suất ………..48
2.3. Tăng cường công tác huy động vốn ………49
2.4. Hoàn thiện chính sách khách hàng ………..50
2.5. Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng ……….51
2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ………...52
3. Một số kiến nghị ………53
3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ……….53
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ………54
3.3. Kiến nghị với Chính phủ ……….54
KẾT LUẬN ………56