Tình hình cho vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu 610 Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. (Trang 31 - 39)

2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ACB Hà Nội

2.1. Tình hình cho vay của chi nhánh

Hiện nay, chi nhánh ACB Hà Nội cung cấp một danh mục các loại hình cho vay khá phong phú như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố hạt nhựa… bằng VND và USD. Đối tượng khách hàng của chi nhánh cũng đa dạng bao gồm:

• Doanh nghiệp nhà nước • Công ty cổ phần, TNHH • Doanh nghiệp tư nhân • Doanh nghiệp liên doanh

• Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam • Các đối tượng khác

Tuy nhiên, dù là loại hình doanh nghiệp nào, ACB Hà Nội cũng áp dụng một quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nhằm chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ khó đòi, giảm bớt rủi ro từ các khoản vay nợ.

Quy trình xét duyệt cho vay của ACB Hà Nội

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn

Doanh nghiệp đến xin vay vốn ở ACB Hà Nội sẽ được cán bộ CSR hướng dẫn cụ thể các bước lập hồ sơ vay vốn theo quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Nếu doanh nghiệp tiếp tục vay vốn theo hợp đồng tín dụng trước đó, hoặc gia hạn thêm thời gian vay sẽ làm việc trực tiếp với cán bộ phụ trách cho vay.

Hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp bao gồm: (1) Hồ sơ về tư cách pháp nhân

+ Điều lệ công ty (tổng công ty)

+ Giấy phép thành lập/ đăng ký kinh doanh + Giấy phép đầu tư, tu chỉnh (nếu có)

+ Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, giám đốc tài chính, kế toán trưởng.

(2) Hồ sơ về sử dụng vốn vay + Giấy đề nghị vay vốn

+ Kế hoạch kinh doanh, phương án vay vốn + Hợp đồng kinh tế

(3) Hồ sơ về tình hình tài chính + Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính (4) Hồ sơ về tài sản đảm bảo

(5) Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành hồ sơ, cán bộ bộ phận Loan CSR tiếp nhận sẽ tiếp nhận hồ sơ, và chuyển cho bộ phận tín dụng để tiến hành thẩm định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ phải phân tích hồ sơ. Bằng những biện pháp nghiệp vụ của mình, cán bộ tín dụng sẽ thu thập thông tin về doanh nghiệp, trên cơ sở những dữ liệu thu được sẽ tiến hành phân tích, quy trình phân tích bao gồm các bước:

Đánh giá tài sản của khách hàng. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá về ngân quỹ, chứng khoán có giá, hàng hóa trong kho, tài sản cố định

Đánh giá các khoản nợ. Ngân hàng sẽ quan tâm đến thời gian của các khoản nợ (tỷ lệ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn, có nợ quá hạn không…), các chủ nợ của doanh nghiệp, các tài sản đã được sử dụng làm tài sản đảm bảo. Phân tích luồng tiền. Cán bộ tín dụng sẽ phải đánh giá một tỷ lệ quan trọng là dòng tiền/tổng các khoản nợ để dự đoán các vấn đề tín dụng trong tương lai. Các luồng tiền trong tương lai cần được dự kiến chính xác, và phải ghi

lại sự vận động hàng tháng của các lhoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán hàng tháng.

Sử dụng các tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ rủi ro để đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và đo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Xem xét các điều kiện kinh tế hiện tại có gây tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không.

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo đánh giá về doanh nghiệp, nêu quan điểm của mình có cho vay hay không và trình tổ trưởng bộ phận tín dụng.

Bước 3: Đánh giá của tổ trưởng bộ phận tín dụng

Căn cứ vào hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định, tổ trưởng nêu rõ quan điểm về khách hàng, dự án, khoản vay và quyết định có cho vay hay không. Sau đó tổ trưởng bộ phận tín dụng sẽ chuyển hồ sơ kèm báo cáo thẩm định, và báo cáo cho trưởng phòng khối khách hàng doanh nghiệp.

Bước 4: Phê duyệt của trưởng phòng phòng khách hàng doanh nghiệp

Trong phạm vi quyền hạn của mình, trưởng phòng căn cứ vào hồ sơ xin vay và các báo cáo sẽ ra quyết định có cho vay hay không. Sau đó hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và thẩm định.

Bước 5: Giải ngân

Trong trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng được chấp nhận, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho bộ phận kế toán và doanh nghiệp để hẹn ngày cấp vốn, hoặc trực tiếp giải ngân cho doanh nghiệp.

Bước 6: Kiểm tra sử dụng vốn vay và thu nợ

Cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng và hàng tháng đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Định kỳ 6 tháng một lần,

cán bộ tín dụng lại kiểm tra bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Đến kỳ hạn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu hồi nợ.

Nếu khách hàng xin gia hạn nợ, hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, cán bộ tín dụng cần thẩm định tình thình thực tế và báo cáo với tổ trưởng bộ phận tín dụng. Trong trương hợp các khoản nợ quá hạn, khách hàng chây ỳ không trả, cán bộ tín dụng sẽ phải tiến hành các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật. Nếu khách hàng thanh toán nợ đúng hạn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành các thủ tục để hoàn trả hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo cho khách hàng.

Các hình thức cho vay của ACB Hà Nội Cho vay ngắn hạn

(1) Tài trợ thương mại trong nước

Đây là hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần bổ sung nguồn vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh., cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay thanh toán tiền mua hàng hóa của các nhà cung cấp trong nước. Hình thức này còn được xem xét cấp một hạn mức tín dụng trong vòng 12 tháng để doanh nghiệp có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào.

(2) Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thường xuyên có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thu mua , sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và cần hỗ trợ các vấn đề về thương mại quốc tế có thể tìm đến hình thức này. ACB Hà Nội có thể tài trợ các khoản tín dụng ngắn hạn dưới hình thức ứng trước 70-80% giá trị lô hàng xuất khẩu, được tư vấn về các tập quán thương mại quốc tế.

(3) Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng

Hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu chiết khấu bộ

chứng từ, mức chiết khấu lên tới 98% bộ chứng từ, được tư vấn về các tập quán thương mại quốc tế.

(4) Tài trợ nhập khẩu

Sử dụng hình thức này doanh nghiệp có thể được tham gia vào các chương trình đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, bổ sung thêm nguồn vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa…

(5) Cho vay thấu chi

ACB Hà Nội cho vay thấu chi nhằm cung cấp vốn thiếu hụt tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các mục đích như: trả tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, trả lương và các mục đích khác được ACB Hà Nội chấp nhận.

Đây là hình thức cho vay thông qua việc doanh nghiệp chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ACB theo hạn mức thấu chi được cấp.

(6) Cho vay cầm cố hạt nhựa

Đây là hình thức dành riêng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hạt nhựa, hoặc sử dụng hạt nhựa phục vụ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để bổ sung lượng vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, hoặc thanh toán tiền nhập khẩu hạt nhựa. Giá trị cho vay có thể đạt tới 80% giá trị lô hàng, ACB Hà Nội nhận cầm cố nhiều loại hạt nhựa như PP, HDPE, LDPE, LLDPE,…

Hình thức này chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu mua sắm xe ô tô, nâng cấp hệ thống máy vi tính, mua trái phiếu… và phải đáp ứng có nguồn thu nhập ngắn hạn để trả nợ. Đây cũng là hình thức có nhiều hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cho vay trung và dài hạn

(1) Cho vay đầu tư tài sản cố định

ACB Hà Nội sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho… Điều đặc biệt là doanh nghiệp có thể rút vốn linh hoạt một lần hay nhiều lần tùy theo tiến độ dự án, và được tham gia vào chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(2) Cho vay dự án

Những doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mới thành lập, có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện một dự án đầu tư mới… có thể tìm đến hình thức này. Doanh nghiệp sẽ được nhiều ưu đãi về thời gian ân hạn và tham gia chương trình tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

(1) SMEFP

Chương tình tài trợ trung hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang có nhu cầu bổ sung vốn để mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng nhà xưởng… với những ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Thời hạn vay có thể lên đến 10 năm, thời gian ân hạn tối đa 2 năm. Đây là chương trình phối hợp giữa ACB và tổ chức quốc tế Nhật Bản, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(2) SMELG

Chương trình tài trợ ngắn trung hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung vốn nhưng không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đây là chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ.

(3) SMEDF

Chương trình là sự phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế châu Âu, tài trợ trung dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn.

Với các hình thức cho vay phong phú doanh số cho vay hàng năm của ACB Hà Nội đều tăng trưởng mạnh, tổng doanh số cho vay năm 2003 đạt 533.049 triệu VND, đến năm 2004 đã đạt 669.844 triệu VND tăng 25,66%. Còn đến năm 2005 con số này là 1.223.878 triệu VND tăng gần 82%. Nếu xét riêng doanh số cho vay doanh nghiệp thì những con số cụ thể được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 2: Doanh số cho vay của ACB Hà Nội bằng VND phân theo đối tượng cho vay giai đoạn 2003 – 2005

(Đơn vị: triệu đồng)

Thành phần kinh tế

Năm

2003 2004 2005

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh nghiệp nhà nước 4.237 2,19% 0 0 17.420 6,78% 2 Công ty cổ phần, TNHH 37.125 19,19% 41.084 28,13% 64000 24,89% 3 Doanh nghiệp tư nhân 976 0,5% 1.125 0,77% 867 0,35% 4 Doanh nghiệp liên doanh 17 0,01% 23 0,01% 0 0 5 Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 47.216 24,4% 35.870 24,56% 9.056 3,52% 6 Các đối tượng khác 108.162 55,9% 67.960 46,53% 165.710 64,46%

Tổng cộng 193.496 100% 146.062 100% 257.053 100%

Bảng 3: Doanh số cho vay của ACB Hà Nội bằng USD phân theo đối tượng cho vay giai đoạn 2003 - 2005

(Đơn vị: nghìn USD)

Thành phần kinh tế

Năm

2003 2004 2005

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh nghiệp nhà nước 6.376 63,6% 17.370 73,97% 45.616 77,14% 2 Công ty cổ phần, TNHH 2.740 27,33% 4.674 19,9% 8.991 15,2%

3 Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 0 0 0

4 Doanh nghiệp liên doanh 0 0 0 0 0 0

5 Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 875 8,73% 1.390 5,92% 4.524 7,65% 6 Các đối tượng khác 34 0,34% 49 0,21% 115 0,01% Tổng cộng 10.025 100% 23.483 100% 59.131 100%

(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp ACB Hà Nội)

Một phần của tài liệu 610 Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w