Các chương trình và giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư phát triển, chiến

Một phần của tài liệu 13 Phân tích tình hình phát triển thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 47 - 50)

2010

3.3.1. Các chương trình và giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư phát triển, chiến

triển, chiến lược phát triển sản phẩm.

Chương trình này nhằm hạn chế điểm yếu của thẻ thanh toán tại Việt Nam là phạm vi hoạt động còn hẹp, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và giao dịch trong phạm vi một ngân hàng. Mở rộng phạm vi hoạt động của thẻ thanh toán sẽ cho phép chủ thẻ giao dịch được tại nhiều nơi, thực hiện được nhiều dịch vụ hơn mỗi ngân hàng cung cấp. Thực hiện chương trình này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng thẻ, qua đó thu hút được nhiều khách hàng, góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

- Thành lập “Trung tâm thanh toán liên ngân hàng”. Trung tâm này có nhiệm vụ kết nối dữ liệu với tất cả các ngân hàng thành viên tham gia vào hoạt động thẻ thanh toán. Khi đó thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng tại mạng lưới giao dịch của các ngân hàng khác. Tuy các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng phải hình thành trung tâm thanh toán chung nhưng hiện nay xu hướng lại hình thành nhiều nhóm ngân hàng tự liên kết riêng vì các ngân hàng mạnh về thẻ không thống nhất được với nhau. Do đó, để trung tâm này nhanh chóng triển khai đồng bộ thì NHNN nên đứng ra thành lập, điều hành và quản lý. Để “Trung tâm thanh toán liên ngân hàng” phục vụ thiết thực cho việc phát triển thẻ và đảm bảo quyền lợi của các thành viên tham gia, NHNN sẽ cử đại diện các ngân hàng phát hành thẻ tham gia vào quá trình thành lập, điều hành và quản lý trung tâm này. Trung tâm này ra đời sẽ đưa ra quy ước chung và thống nhất cơ sở dữ liệu và công nghệ thanh toán trên toàn quốc. NHNN sẽ đưa ra lộ trình cụ thể để các NHTM gia nhập vào hệ thống thanh toán chung này. “Trung tâm thanh toán liên ngân hàng” ra đời là tất yếu trong xu thế phát triển của thẻ thanh toán vì lợi ích mà nó mang lại là rất lớn:

▪ Tránh lãng phí về mặt tài chính vì sự đầu tư trùng lắp vào cơ sở vật chất kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị giao dịch thẻ. Tạo ra khả năng sử dụng hiệu quả thiết bị hơn cho các ngân hàng thành viên, đồng thời khai thác hết tiện ích và chia sẽ tiện ích của các ngân hàng với nhau.

các ĐVCNT và ATM của tất cả các ngân hàng thành viên.

▪ Thiết lập kết nối tập trung với các tổ chức thẻ quốc tế thay vì từng thành viên tự thực hiện.

- Đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh, gia tăng số lượng ĐVCNT và ATM để tạo thuận tiện cho người sử dụng thẻ. Các đầu tư trên được thực hiện trên cơ sở tính toán cụ thể về số lượng khách hàng, tiềm năng phát triển cũng như khả năng quảng bá được hình ảnh của ngân hàng trước công chúng. Việc phát triển hệ thống ATM và mạng lưới ĐVCNT cần chú ý đến khả năng tiếp cận giao dịch của khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác gần gủi, thoải mái khi giao dịch bằng thẻ. Để thực hiện các đầu tư trên, các NHTM Việt Nam phải chú trọng gia tăng vốn điều lệ và đẩy mạnh các hình thức thu hút vốn.

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tạo nhiều tiện lợi cho người sử dụng

Chất lượng dịch vụ và tiện ích của thẻ là yếu tố then chốt quyết định số lượng người sử dụng. Do đó, phải thường xuyên cải tiến chất lượng dịch vụ, không ngừng gia tăng tiện ích cho người sử dụng thẻ. Do công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều vào thẻ thanh toán, cho nên để thực hiện chương trình này các NHTM nên đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, luôn phân tích nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cập nhật và ứng dụng những tiến bộ, công nghệ mới về thẻ thanh toán trên thế giới.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

- Cải tiến chất lượng đường truyền dữ liệu và quy trình thực hiện giao dịch để đáp ứng được yêu cầu giao dịch bằng thẻ thanh toán phải nhanh và chính xác hơn giao dịch bằng tiền mặt.

- Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, người dân có thể giao dịch với ngân hàng 24/24, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ. Các NHTM Việt Nam cần xem xét bố trí nhân sự để gia tăng thời gian phục vụ khách hàng. Đối với các ATM, thời gian giao dịch nên thực hiện được 24/24 để khách hàng cảm giác an tâm hơn

với tấm thẻ thanh toán trong tay sẽ được ngân hàng phục vụ 24/24.

- Ngoài các chức năng rút tiền, thanh toán, chuyển khoản, tra cứu số dư, các NHTM cần bổ sung thêm nhiều chức năng khác của thẻ thanh toán như được bảo hiểm, được ưu đãi khi thanh toán… Tại các ATM khách hàng có thể thanh toán tiền điện, điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, mua thẻ cào điện thoại, thẻ internet, đặt vé máy bay… Bên cạnh đó đẩy mạnh các dịch vụ Phone Banking, Internet Banking, Mobile Banking, mua hàng qua mạng Internet… để tạo nhiều kênh giao dịch thẻ cho khách hàng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ phụ trách công tác kinh doanh thẻ thanh toán. Thường xuyên mời các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực thẻ hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cử cán bộ đi đào tạo, học tập ở những nước có trình độ ngân hàng phát triển cao, tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát triển thẻ tại Việt Nam. Thường xuyên cập nhật những kinh nghiệm trong quản lý và những hành vi gian lận, giả mạo về thẻ thanh toán trên thế giới. Tăng cường đào tạo kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ tiếp thị của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 13 Phân tích tình hình phát triển thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)