Chiến lược hội nhập về phía sau

Một phần của tài liệu 13 Phân tích tình hình phát triển thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 46 - 47)

2010

3.2.6. Chiến lược hội nhập về phía sau

Để phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam, các NHTM cần phải đầu tư nhiều hơn nữa máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động thẻ. Tuy nhiêu hầu hết các máy móc, thiết bị, thậm chí vật liệu thẻ hiện nay phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao. Trong khi đó nguồn vốn của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do đó để phát triển được dịch vụ thẻ tại Việt Nam, ngoài việc hình thành hệ thống thanh toán chung tránh đầu tư lãng phí thì cần phải tìm giải pháp để có được máy móc, thiết bị, vật liệu với giá rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Trong phạm vi đề tài này, chiến lược hội nhập về phía sau chỉ bao hàm ý nghĩa xây dựng quan hệ tốt giữa các NHTM Việt Nam và các nguồn đầu vào của hoạt động thẻ trên cơ sở chuyển hướng sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu trong nước. Mức độ hội nhập cụ thể đối với các nguồn đầu vào như sau:

Hội nhập toàn phần: Các vật liệu mà trong nước sản xuất được như vật liệu thẻ, giấy in hóa đơn phục vụ cho thiết bị đọc thẻû…

Hội nhập một phần: Các máy móc, thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao như thiết bị đọc thẻ, máy dập thẻ, ATM và các phần mền xử lý.

Thực hiện chiến lược hội nhập về phía sau nhằm:

- Giảm chi phí đầu tư máy móc, thiết bị liên quan đến hoạt động thẻ

- Giảm sự lệ thuộc vào đối tác nước ngoài đối với các nguồn đầu vào của hoạt động thẻ

Điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược này là các ngành công nghiệp hỗ trợ như công nghệ thông tin, cơ khí chính xác đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Nhu cầu sử dụng trang thiết bị liên quan đến hoạt động thẻ ngày càng nhiều, trong khi đó các NHTM phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao.

Một phần của tài liệu 13 Phân tích tình hình phát triển thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)