1. Phân tích mô hình SWOT:
Điểm mạnh ( Strenghts):
Thẻ Connect 24 của Vietcombank đã khẳng định được độ an toàn, thuận tiện đối với người tiêu dùng và đã trở thành thương hiệu thẻ biết đến nhiều nhất ở Việt Nam ( thương hiệu sản phẩm nằm trong 500 thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 theo nghiên cứu của AC Nielsen). Bên cạnh đó, mạng lưới chấp nhận thẻ Connect 24 đã được mở rộng lên đến gần 800 máy ATM của Vietcombank và 17 ngân hàng liên minh, gần 5.000 điểm chấp nhận thẻ.
Là ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam.
Vietcombank đã phối hợp nhiều đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cước phí viễn thông, điện, bảo hiểm…
Là ngân hàng được nhiều tổ chức quốc tế tín nhiệm, được nhiều tạp chí tài chính uy tín trên thế giới ( The Banker, Euromoney, Global Financial) bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Điểm yếu (Weaknesses):
Các chi nhánh chưa được chủ động trong khâu quản lý, bảo quản thẻ. Mỗi một đợt phát hành, các chi nhánh phải chuyển công văn đến Trung tâm thẻ để Trung tâm thẻ chuyển thẻ về cho các chi nhánh. Do đó thời gian phát hành và giao thẻ cho khách hàng còn kéo dài, thường là một tuần, nhiều lúc thẻ chưa về kịp thì kéo dài 2-3 tuần.
Hệ thống ATM còn quá ít về số lượng máy so với lượng khách hàng hiện nay, mới chủ yếu đặt tại trụ sở của chi nhánh ngân hàng. Các chi nhánh ở các huyện ngoại thành có chưa đáng kể.
Chưa có sự phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, thói quen, hành vi…
Số điện thoại cung cấp cho khách hàng trên thẻ tài khoản thường xuyên bận hoặc ít khi được trả lời máy.
Số tiền rút một lần của thẻ còn quá ít so với số tiền rút ra một lần của các ngân hàng khác.
Cơ hội (Opportunities):
Việt Nam gia nhập WTO thì các Ngân hàng có cơ hội học hỏi ở các ngân hàng nước ngoài về mặt sản phẩm, cơ chế quản lý, hệ thống về năng lực, đề ra mô hình mới, về nhân lực, công nghệ…và có thể mở rộng hoạt động ra các quốc gia khác thông qua sự hợp tác với các ngân hàng nước ngoài.
Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam còn rất lớn, so với 83 triệu dân thì con số 3 triệu thẻ mà các ngân hàng Việt Nam đã phát hành hiện nay còn quá ít ỏi.
Việc tham gia thị trường của các định chế nước ngoài, một mặt làm tăng mức độ cạnh tranh, mặt khác tạo điều kiện và động lực để Ngân hàng Ngoại thương phải học hỏi, tự đổi mới. Điều này cũng tạo ra một số cơ hội và khả năng để Ngân hàng Ngoại thương hợp tác với các ngân hàng khác trong nước cùng phát triển
Thách thức ( Threats):
Trong quá trình hội nhập, ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính mạnh hơn, công nghệ tốt hơn, có trình độ quản lý hiện đại và quản trị rủi ro tốt
hơn, có những sản phẩm đa dạng hơn, có ưu thế về khả năng kiến tạo dịch vụ, năng lực marketing…sẽ dần chi phối và phân chia lại “ chiếc bánh dịch vụ” .
Ngân hàng Ngoại thương sẽ đối mặt với áp lực mất thị phần từ sự bành trướng dịch vụ của hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có bàn tay của ngân hàng ngoại khi họï đầu tư cổ phiếu để từ đó thâm nhập về kỹ thuật, công nghệ và cạnh tranh khách hàng.
“Các công ty đa quốc gia trên thế giới thường rất thích làm việc với những ngân hàng có uy tín và có quy mô lớn. Do đó, khi các tập đoàn đa quốc gia mở chi nhánh tại Việt Nam, họ đã có những hợp đồng ưu đãi từ công ty mẹ ở nước ngoài, nên việc tiếp cận của ngân hàng trong nước với các tập đoàn này sẽ rất khó khăn. Đặc biệt đối với mảng thẻ, các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm. Trong đó, mạng lưới máy chấp nhận thẻ và phần mềm quản lý hệ thống luôn được các ngân hàng nước ngoài quan tâm”. Theo nhận xét của ông Trịnh Thượng Thức- Trưởng phòng thẻ Vietcombank TP HCM.
Sự lôi kéo về nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động cao khiến chi phí cho hoạt động ngân hàng bị dội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng với chi phí bị đẩy lên đó.
Hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện