3.1. Thẻ giả và mất cắp tiền từ thẻ: Dịch vụ thẻ ATM đang dần trở
thành sự lựa chọn của nhiều người với hàng loạt tiện ích của nó. Tuy nhiên, bên cạnh sự bùng nổ của ATM, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo: Việt Nam sẽ phải đối mặt với nạn thẻ giả của bọn tội phạm trong lĩnh vực này.
Để tạo ra các thẻ giả, đối tượng đã lên mạng để mua thẻ trắng và máy ghi thẻ với giá rẻ bất ngờ. Sau khi có được những phương tiện này, chúng thường tấn công vào các cơ sở dữ liệu của một số công ty bán hàng qua mạng để ăn cắp các dữ liệu về thẻ đã đuợc sử dụng để thanh toán. Bên cạnh đó, bọn chúng còn tạo ra các website giả danh các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, thậm chí là cả website giả danh ngân hàng phát hành thẻ để lừa gạt chủ thẻ cung cấp các thông tin cá nhân liên quan, trong đó đặc biệt là mã số PIN. Sau khi có được những thông tin này, chúng tiến hành in thẻ giả và sử dụng số PIN mà khách hàng cung cấp để rút tiền tại các máy ATM. Phổ biến nhất vẫn là việc các đối tượng này gắn camera trên các máy rút tiền và ghi trộm số PIN của người rút tiền, sử dụng máy đọc và lưu trữ gắn ở vị trí nuốt thẻ trên thân máy ATM để
đánh cắp dữ liệu, sau đó dùng những thông tin này để làm giả thẻ đàng hoàng “ móc túi “ tài khoản người khác.
Hiện tại, nhiều ngân hàng cũng đã rục rịch chuyển từ việc dùng thẻ từ (dễ bị làm giả) sang sử dụng thẻ chip nhằm nâng cao tính an toàn cao hơn cho người sử dụng và tăng cường hàng loạt các biện pháp đảm bảo an ninh khác. Oâng Dặng Công Hoàn – Trưởng phòng hệ thống thanh toán thẻ thuộc trung tâm thẻ Techcombank cho biết: để ngăn ngừa các rủi ro thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo mật của khách hàng và hệ thống của ngân hàng. Chính vì vậy, người sử dụng thẻ phải hết sức cảnh giác và tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin về thẻ ATM của mình cho người khác. Đặc biệt, cần phải cảnh giác về những thư, email yêu cầu tương tự như trên vì các ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cá nhân có liên quan tới thẻ qua hệ thống này.
3.2. Chưa thể kết nối thẻ ATM giữa các ngân hàng:
Hiện tại ở Việt Nam có 20 ngân hàng phát hành khoảng 2,5 triệu thẻ và có 1.800 máy ATM cùng 2.000 máy POS. có nghĩa là bình quân mỗi dụng cụ này chỉ để phục vụ chưa tới 658 thẻ ATM. Sự thiếu liên kết giữa các ngân hàng thứ nhất gây lãng phí tiền bạc, các ngân hàng đã phải tốn một khoảng tài chính quá lớn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ, nhân lực để quản lý và vận hành, để mỗi máy ATM chỉ phục vụ cho vài trăm thẻ. Thứ hai, việc kết nối rời rạc tạo ra sự bất tiện cho người tiêu dùng, người sử dụng thẻ ATM của ngân hàng này không thể giao dịch với thiết bị của ngân hàng khác. Vì vậy các dịch vụ dành cho thẻ được các ngân hàng thiết kế chỉ để phục vụ cho thẻ của ngân hàng mình với số lượng rất nhỏ. Thứ ba, và có lẽ là lớn nhất, đó là không thu hút người dân đến với dịch vụ thẻ.
Nhìn thấy được sự lãng phí và bất tiện khi chơi một mình một sân, một số ngân hàng đã liên kết với nhau. Dù đây là những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đã có khuynh hướng hợp tác với nhau, song theo nhận xét của các nhà quản lý và của chính các ngân hàng, sự liên kết này cũng chỉ mới mang tính tự phát. Việc kết nối vẫn cứ mang tính cục bộ theo nhóm nhỏ, và vì thế vẫn chưa phát huy được hết những dịch vụ tiện ích của máy ATM. Oâng Trần Phương Bình, Tổng giám đốc ngân hàng EAB cho rằng: “ Hiện các ngân hàng chia ra làm hai khối, ngân hàng lớn không thèm chơi với ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ cũng khó kết nối với ngân hàng lớn bởi tự ti. Đó là nguyên nhân cản trở. Oâng Đỗ Đức Cường, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho rằng: Tư tưởng “ bao cấp khách hàng” hiện còn đang rất nặng trong các ngân hàng. Các ngân hàng lớn luôn giữ lấy khách hàng, không chịu san sẻ khách hàng cho ai và vẫn có tư tưởng bao trùm ảnh hưởng của mình lên các ngân hàng khác.