Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè (Trang 77 - 78)

Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Song, trong thực tế mở rộng tín dụng nhanh và chạy theo cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn dễ dẫn đến buông lỏng, coi nhẹ công tác thẩm định. Bên cạnh đó kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho nên trong chỉ đạo điều hành tín dụng phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin kịp thời, kết hợp sao cho hài hoà giữa giữa tăng trưởng dư nợ với hiệu quả vay vốn.

Chi nhánh có thể lập một ban tài sản xử lý thế chấp chuyên quản lý những tài sản thế chấp được phát mại. Và ban xử lý thế chấp tài sản có thể giải quyết cho thuê các tài sản thế chấp để có thể tạo ra thu nhập bù đắp một phần thiệt hại cho Ngân hàng trong lúc các tài sản này chưa bán được.

Nghiệp vụ tín dụng có hai mặt: nhận tiền gởi khách hàng và đầu tư tín dụng. Hiện chi nhánh đang thực hiện bảo hiểm tiền gởi cho khách hàng. Trong cơ chế

thị trường, Ngân hàng cần mở thêm nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng nói chung và bảo hiểm tín dụng nông nghiệp nói riêng. Bảo hiểm tín dụng thực hiện trên cơ sở

NHNo Cái bè trích một phần chi phí của mình để tham gia đóng bảo hiểm cho một số khoản tín dụng nhất định và khi gặp phải những rủi ro bất khả kháng theo qui định bảo hiểm sẽ được bù đắp những rủi ro đó. Có như vậy Ngân hàng mới tránh được những tổn thất trong kinh doanh.

Ngân hàng mà cụ thể là cán bộ tín dụng phải thường xuyên thông tin về thủ

tục, hồ sơ vay vốn cùng tất cả những qui định về cho vay của Ngân hàng cơ sởđể

tất cả các khách hàng nắm rõ. Điều này giúp khách hàng vừa hạn chế sai sót thủ

tục, hồ sơ vay vốn nắm được thời hạn trả nợ và trả nợ đúng hạn vừa giúp Ngân hàng hạn chếđược nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)