KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 82 - 85)

Qua việc nghiên cứu một số mối quan hệ thương mại mang tầm chiến lược của Việt Nam với các nước, ta có thể rút ra một số đặc điểm chung trong các mối quan hệ thương mại giữa các nước với Việt Nam như sau:

- Thương mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng tiến triển tốt đẹp và hiện đang được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn nữa mối quan hệ. Có được điều này là do xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ; vị thế nước Việt Nam ngày càng được tăng cao trên nhiều lĩnh vực cả kinh tế, chính trị… Với việc được đánh giá là một nền kinh tế năng động nhiều tiềm năng để phát triển, Việt Nam hiện nay có thể được ví như “thanh nam châm” hút sự quan tâm của các nước trên thế giới – từ những nền kinh tế đứng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, EU, Trung Quốc… đến những nền kinh tế đang phát triển năng động, nhiều tiềm năng như ASEAN, châu Phi... Số lượng các nước đặt quan hệ ngoại giao với nước ta ngày một tăng lên.

- Trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đã có một số loại hàng hóa tạo được chỗ đứng trên thị trường hàng hóa quốc tế và liên tục là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam qua nhiều năm. Đó là gạo, hàng dệt may, giày da, hàng thủy sản…

- Dù xuất khẩu nhiều sang các nước, thậm chí là xuất siêu sang thị trường lớn là EU, châu Phi nhưng những mặt hàng xuất khẩu của ta lại là những mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp; do đó xuất siêu nhiều nhưng nhập cũng nhiều. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu đa phần là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, linh kiện máy móc… Giá trị lượng hàng nhập khẩu vượt giá trị hàm lượng xuất khẩu làm cán cân thương mại thâm hụt. Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu hàng hóa còn xuất khẩu dịch vụ rất ít, lao động xuất khẩu sang các nước cũng hạn chế. Lao động Việt Nam sang các nước vẫn là lao động chân tay nên giá trị do họ làm ra ở nước ngoài không cao.

- Có một số điểm đáng lưu tâm với những mặt hàng xuất khẩu: thứ nhất, trong số loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu, có những hàng hóa nhập từ Trung Quốc cũng

là loại hàng ta xuất khẩu. Thứ hai, hàng hóa luôn trong thế bị cạnh tranh gay gắt chưa tạo ra được “niềm tin” lớn, đặc biệt là trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Chung quy lại, dù các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trên đà thuận lợi nhưng thật sự ta vẫn chưa khai thác được tiềm năng của mình. Việt Nam cần phải tích cực tìm ra hướng đi thúc đẩy các mối quan hệ thương mại hơn nữa, thương mại có lợi hơn cho ta càng tốt. Có thể là:

- Nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, cải tiến phương thức sản xuất để tăng lợi thế cạnh tranh.

- Tìm cách giới thiệu thêm những mặt hàng xuất khẩu mới, các sản phẩm đã qua tinh chế, đẩy mạnh thương mại dịch vụ với các nước hơn nữa.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải tìm hiểu và nắm vững từng đặc điểm của từng thị trường mà mình xuất khẩu để có những phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của các thị trường đó.

- Quan hệ ngoại giao chính trị, văn hóa, xã hội tốt đẹp sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho quan hệ thương mại. Hiện Việt Nam đang có hình ảnh đẹp trong đa số các nước trên thế giới, cần phải tận dụng hơn nữa lợi thế này.

- Những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại như luật pháp, các chính sách phát triển sản xuất, thu hút đầu tư… cần được chính phủ Việt Nam theo dõi sát sao và sữa chữa bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 82 - 85)