Triển vọng mối quan hệ thương mại:

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 30 - 32)

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không quốc gia nào lại hướng tới việc sẽ cắt giảm quan hệ với một quốc gia khác. Và với Việt Nam – Trung Quốc thì lại càng không bởi hai nước vừa có đường biên giới chung kéo dài, vừa có mối quan hệ từ rất lâu, trên tất cả các lĩnh vực; phương diện. Trung Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được dự báo có thể trở thành nền kinh tế dẫn đầu trong tương lai. Chính vì vậy, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc dù có đem lại lợi ích cho Trung Quốc lớn hơn lợi ích đem lại cho Việt Nam đi chăng nữa thì việc quan hệ thương mại với Trung Quốc là điều hiển nhiên, không thể bàn cãi, ít nhất là trong nhiều năm nữa. Mối quan hệ thương mại nằm trong quan hệ chung được chỉ đạo bởi

phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “bốn tốt”: “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” càng có cơ sở để được củng cố hơn nữa.

Chương 4:

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN4.1. Khái quát chung về mối quan hệ: 4.1. Khái quát chung về mối quan hệ:

Nhật Bản là quốc gia nằm ở ngoài khơi phía Đông châu Á với dân số khoảng 128 triệu người. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoạn 1955 – 1973. Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy có chậm lại, nhưng Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ (tỷ lệ 22,7%), Trung Quốc (13,1%)...

(số liệu năm 2004) các mặt hàng như: phương tiện giao thông vận tải; động cơ ô tô,

xe máy; linh kiện bán dẫn; máy móc điện tử, hóa chất… Nhật là thị trường tiêu thụ của Trung Quốc (20,7%); Hoa Kỳ (14%), Hàn Quốc (4,9%)... (số liệu năm 2004) với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc và thiết bị; nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt, than…); thực phẩm; hóa chất; hàng dệt may; nguyên liệu thô...

Việt Nam chính thức ký hiệp định quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21/9/1973. Đây là sự kiện mở đường cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước nói chung, và hoạt động thương mại nói riêng. Tuy nhiên trong giai đoạn 1973 – 1986, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản rất mờ nhạt và không đáng kể vì sự khác biệt về chính trị và cách vận hành, quản lý nền kinh tế. Từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là mảng kinh tế với các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đầu tư…

Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là khách hàng lớn của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ hai sau Mỹ (chiếm khoảng 14% -16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu).

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w