Biện pháp khắc phục:

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 39 - 40)

- Xu hướng hiện nay là người tiêu dùng Nhật thường tới mua sắm vật dụng cần thiết ở những cửa hàng có mức giá phải chăng, họ đang hứng thú với các cửa hiệu secondhand đang mọc lên ở khắp nơi. Đây là một xu hướng có lợi cho hàng hóa Việt Nam nếu ta biết cách khai thác và đáp ứng.

- Hiện nay, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thứ 2 TG, trong đó sản phẩm may mặc thời trang hàng ngày dành cho phụ nữ trẻ chiếm gần 60% với giá trị khoảng 28 tỷ USD. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may giá rẻ ta không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc, nhưng vẫn còn “chỗ trống” với nhóm sản phẩm cao cấp, ta cần quan tâm xây dựng thương hiệum đi kèm chất lượng và thiết kế mới lạ. “Nói chung kinh doanh với Nhật Bản quan trọng là nắm bắt tình hình thị trường” (Lê

- Nhật Bản là quốc gia coi trọng tình truyền thống của cộng đồng hơn là tính cá nhân, họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt (ví dụ nhóm hàng thực phẩm có hương vị hấp dẫn và tươi mới). Vì vậy, hàng hóa Việt Nam cần nâng cao hơn nữa yêu cầu về chất lượng và đi kèm với dịch vụ hậu mãi.

Chương 5:

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ5.1. Việt Nam – Ấn Độ – mối quan hệ thương mại mới tốt đẹp: 5.1. Việt Nam – Ấn Độ – mối quan hệ thương mại mới tốt đẹp:

Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Hai sự kiện này là tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước – mối quan hệ giữa một nước Ấn Độ đang trỗi dậy và một nước Việt Nam đang nổi lên. Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á. Tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thương mại là rất lớn. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tiến triển tích cực, với nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, nghề cá, thủy sản và vận tải đường biển…

Tháng 10/2009, Chính phủ Ấn Độ đã công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ và hai bên đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (AITIG) trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ là những điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Dựa trên lợi thế về quan hệ chính trị và tiềm năng kinh tế to lớn của hai nước, mục tiêu tổng kim ngạch buôn bán song phương sẽ đạt 3000 triệu USD vào năm nay và 5000 triệu USD vào năm 2015.

Một phần của tài liệu 228223 (Trang 39 - 40)