II. NỘI DUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Nhận xét:
Từ các số liệu tính toán trên bảng phân tích ta thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là ở khu vực châu Á và châu Âu sau đó là thị trường Bắc Mỹ. Doanh thu xuất khẩu tại thị trường châu Á năm 2004 đạt 15.975.366.160 chiếm tỷ trọng 44,2% tổng doanh thu xuất khẩu, tăng so với năm 2003 là 8.229.282.948 tương ứng với tỷ lệ tăng là 106,238%,tỷ trọng tăng 1,17%.
Còn tại thị trường châu Âu doanh thu xuất khẩu năm 2004 đạt 7.249.315.656 chiếm tỷ trọng 19,78% trong tổng doanh thu xuất khẩu. So với năm 2003 doanh thu thu được tại thị trường này tăng 2.712.566.272, tỷ lệ tăng là 59,791%, tỷ trọng doanh thu tại thị trường này giảm 5,43%.
Trong khi đó tại thị trường Bắc Mỹ doanh thu xuất khẩu năm 2004 đạt 12.921.377.431 chiếm tỷ trọng 36,02% trong tổng doanh thu xuất khẩu, tăng 7.204.057.708 so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng là 126,004%, tỷ trọng tăng 4,26%
Tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty năm 2004 đạt 36.146.059.247, tăng 18.145.906.928, tỷ lệ tăng là100,81%.
Phân tích doanh thu xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu không chỉ phản ánh mức tăng giảm doanh thu trên các thị trường mà còn chỉ ra đâu là thị trường xuất khẩu chính của Công ty thông qua tỷ trọng doanh thu đạt được ở các thị trường trong 2 năm vừa qua. Hai thị trường xuất khẩu chính của Công ty là thị trường châu Á và thị trường Bắc Mỹ. Doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2004 doanh thu xuất khẩu sang thị trường châu Á tăng 106,283% so với năm 2003, trong khi đó tại thị trường Bắc Mỹ là 126,004%. Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua Công ty đã khai thác khá tốt tiềm năng kinh doanh từ 2 thị trường này làm cho tỷ trọng doanh thu thu được tại 2 thị trường đều tăng đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ tỷ trọng tăng 4,26%. Trong những năm tiếp theo Công ty cần tiếp tục phát huy, khai thác triệt để và
LuËn v¨n tèt nghiÖp
có hiệu quả hơn ở hai thị trường này. Tại thị trường châu Âu doanh thu xuất khẩu còn chưa cao, Công ty cần tìm ra các nguyên và biện pháp khắc phục như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng doanh thu xuất khẩu ở thị trường này.
* Phân tích doanh thu xuất khẩu theo giá cả và phương tiện thanh toán
- Một đặc điểm nữa cần quan tâm trong kinh doanh hàng xuất khẩu là giá cả và phương tiện thanh toán. Giá cả trong xuất khẩu có nhiều loại tuỳ thuộc vào những điều kiện phương thức giao nhận hàng hoá và sự thoả thuận giữa các bên có thể là giá FOB, giá CIF, giá CF… Phương tiện thanh toán hàng xuất khẩu cũng rất đa dạng: thanh toán bằng ngoại tệ, thanh toán bằng hàng nhập khẩu( xuất nhập khẩu kết hợp), xuất khẩu trừ nợ. Phương tiện thanh toán hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ là thanh toán bằng ngoại tệ mà chủ yếu là dollar Mỹ và đồng Yên Nhật.
Khi phân tích doanh thu xuất khẩu bộ phận thực hiện phân tích cần căn cứ vào giá xuất khẩu và phương tiện thanh toán để tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ví dụ khi xuất khẩu thanh toán bằng ngoại tế thì doanh thu xuất khẩu tiền Việt Nam được tính theo công thức sau:
Doanh thu số lượng Đơn giá tỷ giá hàng XK = hàng * xuất * ngoại
( VND) xuất khẩu khẩu tệ
* Phân tích hiệu quả của lô hàng xuất khẩu
Để thấy được hiệu quả kinh doanh của lô hàng xuất khẩu cần phải tính toán toàn bộ chi phí cho hàng xuất khẩu bao gồm chi phí mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, tái chế hàng xuất khẩu và những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng xuất khẩu với doanh thu ngoại tệ thu
LuËn v¨n tèt nghiÖp
được để so sánh với tỷ giá mua ngoại tệ thực tế do Ngân hàng Ngoại Thương công bố. Công thức sử dụng:
Nếu HXK < tỷ giá thực tế thì hợp đồng xuất khẩu không có hiệu quả và ngược lại.