5. Kết cấu của đề tài
2.3.1.3 Thị trường thuê mua chưa thực sự phát triển
Thị trường cho thuê tài chính mặc dù đã có mặt được hơn 10 năm nhưng tốc độ phát triển của dịch vụ cho thuê tài chính còn chậm và chưa nhận được sự quan tâm của các DN nói chung và CtyNY nói riêng. Theo thống kê, hiện nay, số lượng các công ty cho thuê tài chính của nước ta còn khá khiêm tốn, được thành lập dưới các hình thức khác nhau. Trong số đó, có DN thuộc sở hữu nhà nước, có DN dưới hình thức công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, lại có DN thuộc hình thức đa sở hữu như Công ty cho thuê tài chính liên doanh... Lượng vốn cấp theo hình thức cho thuê tài chính chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với hình thức cấp vốn của ngân hàng. Trong khi đó, với lợi thế của mình, đáng lẽ loại hình dịch vụ cho thuê tài chính phải được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, nơi mà các DN nhỏ và vừa đang cần thu hút một lượng vốn lớn cho đầu tư cũng
như cho tái đầu tư mở rộng…. Có thể nêu ra đây một số nguyên nhân để lý giải cho kết quả này.
Hiện nay nhu cầu về vốn đối với DN là rất lớn, tuy nhiên số DN hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế, hoạt động quảng bá, giới thiệu về dịch vụ này đến DN còn yếu, nhiều DN chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại….
Giá cho thuê hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp… thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với họ vay từ các nguồn khác chẳng hạn như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm… của bên cho thuê phải bỏ ra.
Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ như Nghị định số 64/CP ngày 9 tháng 10 năm 1995 về tổ chức và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính”, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2001/NĐ-CP... tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp luật trên vẫn được chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhiều quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Qui định về giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng còn chưa nhất quán. Luật các tổ chức tín dụng qui định tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không được quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong khi Nghị định 16/2001 qui định tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được quá 30% vốn tự có của các công ty cho thuê tài chính
Theo các qui định trong Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 16, thì các bất động sản là nhà cửa, đất đai chưa được xếp vào loại tài sản cho thuê tài chính. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế, vì hiện nay trên thế giới loại hình cho thuê tài chính phần lớn tài sản thuê là bất động sản. Ngoài ra các quy định về sở hữu, tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ… trong các văn bản còn không ít vấn đề phải bàn, ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỷ đồng đối
với các công ty trong nước và 5 triệu USD đối với các công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp.... Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa… Chính những tồn tại trên đã làm cho hoạt động cho thuê tài chính chậm phá triển, gây nhiều cản trở đối với các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn quan trọng này trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của mình.