Phân tích tính tối ưu của cơ cấu vốn của các CtyNY thông

Một phần của tài liệu 164 Xây dựng cơ cấu vốn cho các Công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3Phân tích tính tối ưu của cơ cấu vốn của các CtyNY thông

tích EBIT-EPS.

Phân tích tính tối ưu của cơ cấu vốn của công ty thông qua phân tích

EBIT-EPS chính là việc xác định xác suất EBIT< EBIThoà vốn và xác suất

EBIT<Chi trả lãi đòi hỏi, và so sánh các xác suất đó với mức độ rủi ro mà công ty có thể chấp nhận, từ đó quyết định một cơ cấu vốn phù hợp.

Tính toán số liệu từ các báo cáo tài chính của các CtyNY được khảo sát, được kết quả như sau (phụ lục 8)

Qua bảng số liệu từ phụ lục 8 ta thấy xác suất để EBIT<EBIThoà vốn đối

với hầu hết các công ty được khảo sát đều rất nhỏ (nằm trong khoảng từ 0%- 10%). Chỉ có các công ty DPC, LAF, và CAN là có xác suất lớn hơn 10%, cụ thể là DPC 36,3%, LAF 11,3%, CAN 27,4%. Tất cả các công ty đều có xác suất EBIT<Chi trả lãi đòi hỏi rất nhỏ (nhỏ hơn 5%), nghĩa là EBIT gần như là chắc chắn sẽ lớn hơn lãi vay phải trả do việc sử dụng nợ vay.

Qua phân tích trên ta thấy phần nhiều các công ty hoàn toàn có thể gia tăng thêm việc sử dụng nợ vay nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân, góp phần làm gia tăng giá trị DN, với mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Việc các công ty sử dụng ít nợ vay trong khi hoàn toàn có thể gia tăng tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu vốn với mức ro có thể chấp nhận được sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân tăng lên do chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng VCP (phụ lục 9).

Tất cả các công ty đều có chi phí sử dụng nợ vay sau thuế thấp hơn chi phí sử dụng VCP. Vì vậy, việc gia tăng sử dụng nợ vay sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân giảm, làm gia tăng giá trị DN.

Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng cơ cấu vốn của các CtyNY trong thời gian qua cho thấy cơ cấu vốn của các công ty còn nhiều bất cập. Mặc dù, cơ cấu vốn thể hiện tính tự chủ về tài chính tương đối cao, nhưng vẫn hàm chứa một sự bất ổn định tương đối lớn thể hiện ở tỷ lệ nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn lớn hơn rất nhiều so với nợ dài hạn. Trong nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của khách hàng, phải trả công nhân viên và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, với đặc điểm là thường xuyên biến động, chiếm tỷ trọng lớn. Còn các khoản vay ngắn hạn, với thời gian ngắn dưới một năm nhưng ổ định, chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối thấp. Cơ cấu vốn mất cân đối, chưa đạt được tính đa dạng trong cơ cấu tài trợ, thể hiện ở vốn huy động chủ yêu là VCP, vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Các công ty hầu như ít sử dụng hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu công ty, và hình thức cho thuê tài chính. Các công ty chưa tận dụng được những lợi thế về quy mô, hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tài sản trong việc gia tăng tỷ lệ nợ vay để tận dụng lợi ích của “tấm chắn thuế” góp phần hạ thấp chi phí sử dụng vốn bình quân, nâng cao giá trị DN. Các công ty cũng chưa chú trọng đến việc phân tích rủi ro kinh doanh của DN để từ đó thấy được mức độ rủi ro công ty đang phải đối mặt để có quyết định phù hợp hơn trong việc sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của mình. Các công ty có hệ số nợ rất khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty. Cơ cấu tài sản cố định trên TTS của các công ty được khảo sát bình quân khoảng 22%. Đây là một tỷ lệ rất thấp, cho thấy tình trạng thiết bị của các công ty là khá lạc hậu, làm cho sản phẩm làm ra khó cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu 164 Xây dựng cơ cấu vốn cho các Công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39 - 40)