Thị trường tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu 164 Xây dựng cơ cấu vốn cho các Công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1.2 Thị trường tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế

Cấu trúc của thị trường vốn phát triển chưa đồng bộ thiếu cân đối. Mẫu hình thị trường tài chính Việt Nam cơ bản là dựa vào ngân hàng hay do ngân hàng chi phối. Hệ thống ngân hàng đã và đang đóng vai trò chủ yếu trong thị trường vốn. Tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động trong lĩnh vực tín dụng là chủ yếu, trong khi thị trường tín dụng lại chứa đựng những hạn chế nhất định. Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm hơn 70% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng với khách hàng truyền thống là các DN nhà nước. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là các DN nhỏ và vừa thì thị phần vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, do vậy cũng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối với các DN này.

Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại theo công bố mặc dù đã giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 3,4% năm 2005, đây

vẫn còn là một tỷ lệ tương đối cao. Từ đó cũng ảnh hưởng đến khả năng cho vay của các ngân hàng.

Sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của các ngân hàng là một trong những nguy cơ tìm ẩn có thể gây ra những bất ổn trên thị trường tín dụng. Mặc dù đã tăng cường các biện pháp huy động, nhưng khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các ngân hàng vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế nói chung và của các DN nói riêng Hơn nữa vốn huy động chủ yếu vẫn là hình thức tiết kiệm truyền thống, chiếm khoảng 80% tổng huy động tiền gửi từ dân cư. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và vốn cho vay đã đưa các ngân hàng đến việc phải đối mặt với một rủi ro về mất khả năng thanh toán nếu các ngân hàng không đảm bảo duy trì ổn định việc huy động vốn theo kế hoạch, cũng như khả năng thu nợ không phù hợp với yêu cầu chi trả các khoản tiền gửi do chênh lệch về thời hạn. Do vậy, đễ giảm thiểu rủi ro về mất khả năng thanh toán các ngân hàng đã thắt chặc các điều kiện cho vay dài hạn với các DN, nên việc tiếp cận các nguồn vốn vay dài hạn của các DN trong thời gian qua là hết sức khó khăn.

Những bất cập trong hệ thống pháp luật cũng đã hạn chế tính tự chủ của các ngân hàng trong việc cho vay cũng như cung cấp các dịch vụ tín dụng khác. Từ đó cản trở sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các công ty. Luật các tổ chức tín dụng được xây dựng trên quan điểm chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao quát, còn những nội dung cụ thể do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nên phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật DN, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật phá sản, Luật dân sự … Ví dụ như Luật không quy định rõ những nghiệp vụ nào tổ chức tín dụng đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào phải xin phép, làm cho các ngân hàng gặp khó khăn khi triển khai các nghiệp vụ mới. Khi các ngân hàng cho DN vay vốn thường căn cứ vào tài sản thế chấp, uy tín của DN, cũng như mức sinh lời của dự án đầu tư để quyết định. Và những quyết định cho vay này phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thu hồi cả vốn và lãi vay. Chính vì vậy đối với những công ty có tài sản thế chấp thấp, uy tin không cao, hoặc triển vọng sinh lời của dự án đầu tư không cao, thì các ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao để phần nào bù đắp rủi ro không thu hồi được nợ vay. Mức lãi suất này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng và DN đi vay, và điều này cũng phù hợp với những quy định của Ngân hàng Nhà

nước, vì theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với khách hàng là lãi suất thoả thuận, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố chỉ là cơ sở để ngân hàng tham chiếu. Trong khi đó Luật dân sự năm 2005 lại quy định lãi suất cho vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương đương. Đồng nghĩa với việc nếu lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và DN đi vay cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương đương thì các ngân hàng có khả năng không thu được lãi vay do hợp đồng vay trái luật. Từ đó làm cho các ngân hàng không giám cho các DN vay vốn nếu không có một sự đảm bảo chắc chắn rằng vốn và lãi vay sẽ được trả đúng hạn. Đã làm cho các DN gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ngoài ra, những bất cập của hệ thống pháp luật và các vướng mắc nảy sinh trong việc thi hành các quy định pháp luật làm cho hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của các ngân hàng trong các hợp đồng tín dụng không được đảm bảo, làm cho các ngân hàng chưa thực hiện tốt được vai trò trung gian tài chính của mình trong nền kinh tế, đồng thời làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DN.

Các quy định về định giá tài sản còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng khi định giá tài sản thế chấp chỉ căn cứ vào giá đóng thuế, hoặc giá theo các quy định của nhà nước, trong khi các giá này có một khoản cách khá xa so với giá thị trường, điều này đã hạn chế khả năng vay vốn ngân hàng của các DN.

Một phần của tài liệu 164 Xây dựng cơ cấu vốn cho các Công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)