không phù hợp trong thực tiễn.
Về phía mô hình: Các nhân tố hiện có trong mô hình không thực sự chính đáng để
giải thích mô hình, có thể cần có nhiều nhân tố hơn, hay cần thu thập những nhân tố khác mà có thểảnh hưởng mạnh đến tỷ suất sinh lợi. Vì vậy cần mở rộng tìm kiếm thêm nhân tố và mở rộng chủng loại nhân tố (nhân tố vĩ mô, ngành,..) để chọn lọc đưa vào mô hình.
Tuy nhiên việc chọn lựa nhân tố cho mô hình không phải là thuận tiện, như
trong những phần trên đã từng nêu thì những nhân tố về mặt xã hội, tâm lý nhà đầu tư, luật pháp… khó có thể lượng hóa để đưa vào mô hình. Nếu việc lượng hóa các nhân tố
này thực hiện được thì cũng phải qua các tiêu thức trung gian như hệ thống thang chấm
điểm nhà đầu tư về kiến thức đầu tư chứng khoán và như vậy không chính xác.
Thực tế trong thời gian vừa qua thì ta thấy có rất nhiều nhân tố không lượng hóa được như nhân tố tâm lý nhà đầu tư tác động không nhỏđến thị trường chứng khoán, bên cạnh đó tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường chứng khoán hay hàng hóa chứng khoán quá ít, quy mô thị trường chứng khoán quá nhỏ so với tổng thu nhập quốc nội, trong nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng vốn (sử dụng tối đa, hiệu quả tất cả
nguồn vốn trong nền kinh tế) đều tác động đến thị trường chứng khoán.
Về phía các nhân tố: các dữ liệu 3 nhân tố vĩ mô do chính phủ công bố vì vậy mức độ chính xác, phù hợp các số liệu này có thể mang tính chủ quan của chính phủ hoặc cũng có thể do trình độ và công nghệ mà chính phủ sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng thu thập và tính toán số liệu nhân tố.
Tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được chính phủ công bố mang tính chủ quan của chính phủ, các nhà nghiên cứu kinh tế, các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây có phê phán bệnh thành tích của chính phủ trong việc công bố chỉ số GDP không
đúng thực chất, đồng thời phê phán luôn cách nghĩ của chính phủ, người dân Việt Nam về
chỉ số GDP khi không quan tâm đến chất lượng tăng trưởng. Và chỉ số lạm phát cũng không phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế khi rổ hàng hóa không được cập nhật thay
đổi kịp thời so với nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Và như vậy mức độ tin cậy vào các số liệu này có phần nào bị hạn chế khi được đưa vào mô hình tính toán.
Ngoài ra giữa thị trường và các nhân tố không thấy rõ hiện tượng mang tính liên hệ trong thời gian vừa qua. Khi chính phủ công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thì phản
ứng của thị trường không rõ ràng, và hoạt động của thị trường hầu như là không gắn liền với nền kinh tế. Vì vậy đôi khi mô hình tỷ suất sinh lợi phản ứng trái với quy luật vốn có.
Mức độ nhạy cảm của thị trường đối với các sự kiện kinh tế hay các chỉ số
kinh tế vĩ mô thường mang tính tâm lý chủ quan của nhà đầu tư mà chưa có được những phân tích, tính toán cặn kẽ, hợp lý.
Về phía tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trong thời gian phân tích không phản ánh đúng giá trị thực tương ứng với rủi ro công ty phải ghánh chịu. Các thông tin báo chí vừa qua cho thấy giá chứng khoán diễn biến vượt quá khả năng sinh lợi thực của chứng khoán nhất là trong những lúc tâm lý thị trường tăng lên, mà bằng chứng cụ thể là những công ty hiệu quảđộng thấp nhưng vẫn được đầu tư ào ạt theo tín hiệu tâm lý thị trường.